pháp luật bảo vệ quyền lời người tiêu dùng của một số nước vùng lãnh thổ trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Pdf 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN THÀNH

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
CỦA MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LUẬT BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số

: Luật Quốc tế
: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG............................................................................ 8
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU
DÙNG........................................................................................................................ 8
1.1.1 Các cách tiếp cận chủ đạo về pháp luật bảo vệ Ngƣời tiêu dùng trên thế giới .... 8
1.1.2. Đánh giá và phân tích các cách tiếp cận về pháp luật bảo vệ Ngƣời tiêu
dùng ......................................................................................................................... 11
1.2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG

2.7.2. Phân tích và đánh giá quy định của các nƣớc .................................................. 98
2.8 CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU
DÙNG.................................................................................................................... 104
2.8.1. Tổng quan các quy định của một số nƣớc ..................................................... 104
2.8.2. Phân tích và đánh giá quy định của các nƣớc ................................................ 111
2.9. MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐẶC THÙ ................................................................... 114
2.9.1. Giải quyết mối quan hệ giữa Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng và các quy phạm
pháp luật có liên quan............................................................................................. 114
2.9.2. An toàn cho Ngƣời tiêu dùng ........................................................................ 117
2.9.3 Trách nhiệm đối với sản phẩm ....................................................................... 120
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ HOÀN
THIỆN LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA VIỆT NAM .. 126
3.1. Làm rõ các khái niệm cơ bản ........................................................................... 126
3.2. Quy định về các quyền cơ bản của Ngƣời tiêu dùng ........................................ 126
3.3. Quy định về nghĩa vụ của các tổ chức sản xuất, kinh doanh về bảo vệ Ngƣời
tiêu dùng ................................................................................................................ 127
3.4. Quy định liên quan đến hợp đồng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ .................... 128
3.5. Quy định về trách nhiệm sản phẩm .................................................................. 129
3.6. Quy định về bảo hành ...................................................................................... 129
3.7. Các quy định liên quan đến các hành vi thƣơng mại không công bằng............. 130
3.8. Các quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp của tiêu dùng ...................... 131
3.9. Các quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ Ngƣời tiêu dùng ....... 132
3.10. Nhóm các quy định liên quan đến tổ chức bảo vệ ngƣời tiêu dùng ................. 133

4


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày 15 tháng 3 năm 1962, tại một cuộc họp của Thƣợng Nghị Viện

Ở Việt Nam, có thể nói rằng, cho đến những ngày trƣớc ―đổi mới‖, hầu
nhƣ quyền lợi của Ngƣời tiêu dùng nói chung và bộ máy bảo vệ quyền lợi của
Ngƣời tiêu dùng nói riêng chƣa đƣợc chú ý một cách thích đáng, kể cả từ góc
độ ngƣời sản xuất, kinh doanh hàng hoá và cung ứng dịch vụ lẫn nhận thức
của toàn xã hội. Điều này có nguyên nhân sâu xa từ những năm tháng chiến
tranh khốc liệt, chúng ta phải tập trung cho sự nghiệp giành độc lập và bảo vệ
Tổ quốc cũng nhƣ giai đoạn phục hồi sau đó, mọi nhu cầu tiêu dùng đều ở
mức tối thiểu. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền lợi của Ngƣời tiêu dùng
chƣa đƣợc chú trọng trong thời kỳ này phần nào do những nguyên nhân khách
quan nhất định.
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, nƣớc ta đã chuyển mạnh từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Cũng từ đây, quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh
doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là ngƣời bỏ tiền ra mua hàng hoá và
dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tổ chức
(đƣợc gọi chung là Ngƣời tiêu dùng) đã đƣợc xác lập với vai trò ngày càng
đƣợc nâng cao của Ngƣời tiêu dùng.
Khi nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì càng làm nảy sinh nhiều
vấn đề liên quan đến Ngƣời tiêu dùng. Với chính sách hội nhập kinh tế quốc
tế và xu thế toàn cầu hóa trên thế giới, bên cạnh những cơ hội mới trong việc
thoả mãn những nhu cầu cơ bản nhƣ quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm và
dịch vụ với chất lƣợng đảm bảo và giá cả thích hợp, Ngƣời tiêu dùng Việt
Nam cũng đứng trƣớc những nguy cơ mới. Việc kiểm soát an toàn, chất lƣợng
của hàng hoá nhập khẩu trở nên khó khăn, thị trƣờng sẽ ngày càng xuất hiện
nhiều hành vi gây ảnh hƣởng đến quyền lợi Ngƣời tiêu dùng nhƣ buôn bán
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng. Các hành vi vi phạm đến quyền lợi
của Ngƣời tiêu dùng cũng tinh vi và phức tạp hơn. Nhiều phƣơng thức kinh
2



Ngƣời tiêu dùng vẫn còn khá đơn giản so với những gì thực tế đòi hỏi và thực
3


chất quyền lợi của Ngƣời tiêu dùng vẫn đƣợc bảo đảm. Nhìn vào một số vụ
việc mới đây nhƣ vụ nƣớc tƣơng đen, xăng pha axeton… có thể thấy rằng
quyền lợi Ngƣời tiêu dùng đã bị vi phạm nhƣng Ngƣời tiêu dùng rất khó tự
bảo vệ mình vì pháp luật bảo vệ Ngƣời tiêu dùng Việt Nam vẫn còn quá
chung chung và đơn giản, và việc thực thi luật bảo vệ Ngƣời tiêu dùng vẫn
còn chƣa hiệu quả.
Do vậy, việc Quốc hội quyết định xây dựng, ban hành Luật bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc ta đối với vấn
đề này. Đây đƣợc coi là một bƣớc ngoặt quan trọng trong công tác bảo vệ
ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu nhƣ vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là một vấn
đề tƣơng đối mới mẻ tại Việt Nam, hay nói cách khác, chúng ta còn thiếu
nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng chính sách về bảo vệ ngƣời tiêu
dùng thì trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia phát triển, vấn đề bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng đã đƣợc quan tâm từ rất lâu và đạt đƣợc những
thành tựu nổi bật. Tại những quốc gia, vùng lãnh thổ này, hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đã
đƣợc ban hành từ rất sớm và tƣơng đối hoàn thiện. Do đó, việc nghiên cứu hệ
thống pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của các quốc gia, vùng lãnh
thổ trên thế giới không chỉ cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động xây
dựng Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng mà còn giúp hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng tại Việt
Nam để học tập bài học, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ
đảm bảo pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng Việt Nam tƣơng thích
với pháp luật, thông lệ quốc tế.
Vì lý do trên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu pháp luật bảo vệ người

pháp luật bảo vệ Ngƣời tiêu dùng
Thứ hai, phân tích các quy định trong pháp luật các quốc gia, vùng lãnh

5


thổ phát triển và đang phát triển trên thế giới về các vấn đề cơ bản trong bảo
vệ Ngƣời tiêu dùng, các ƣu điểm và bất cập của các quy định này về mặt nội
dung cũng nhƣ khi đƣa vào thực tiễn.
Thứ ba, đề xuất các khuyến nghị về phƣơng hƣớng cụ thể cho công tác
xây dựng Luật bảo vệ Ngƣời tiêu dùng tại Việt Nam đảm bảo phù hợp với hệ
thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam, cũng nhƣ thực trạng và định hƣớng
phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là các quy định pháp lý về bảo vệ Ngƣời tiêu
dùng trong pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế
giới cũng nhƣ các luật mẫu và điều ƣớc quốc tế (nếu có).
- Phạm vi không gian: Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác
nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia phát triển và điển hình, các
nền kinh tế mới nhƣ Mỹ, Úc, Cộng đồng các quốc gia, vùng lãnh thổ nhƣ
Châu Âu, Canada (Bang Quebec), Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan,
Nhật Bản, v.v…
- Phạm vi thời gian: Các quy định pháp lý gần đây nhất của các quốc
gia, vùng lãnh thổ nói trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống nhƣ phân tích,
thống kê, luận giải, v.v và phƣơng pháp so sánh luật học đƣợc sử dụng để nêu
bật những nét đặc trƣng riêng biệt trong hệ thống pháp luật từng nƣớc về bảo
vệ Ngƣời tiêu dùng.
- Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu đƣợc dùng để đánh giá kinh nghiệm

cạnh sự bất cân xứng về thông tin, người tiêu dùng còn có thể phải rơi vào
tình trạng mất khả năng mặc cả khi họ buộc phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ
của nhà cung cấp độc quyền”[18]. Chính vì lý do đó, Nhà nƣớc phải can
thiệp để bảo vệ lợi ích của Ngƣời tiêu dùng.
Nhìn chung, trên thế giới có hai cách tiếp cận chủ đạo thông qua đó
Nhà nƣớc có thể can thiệp để bảo vệ lợi ích của Ngƣời tiêu dùng:
Thứ nhất, xây dựng một hệ thống pháp lý trong đó quy định trách nhiệm
pháp lý (liability) đối với các bên sau khi (ex post) đã xảy ra vi phạm; hoặc.
Thứ hai, xây dựng một hệ thống pháp lý (regulation) điều chỉnh, ngăn
chặn trước các hành vi vi phạm (ex ante) để giảm thiểu vi phạm.
Cách tiếp cận thứ nhất là cách tiếp cận mà theo đó các bên liên quan
phải bồi thƣờng thiệt hại sau khi xảy ra thiệt hại thực sự. Theo cách tiếp cận
này, các cơ quan xét xử (thông thƣờng là các toà án, bao gồm cả các toà
chuyên biệt) sẽ quyết định mức độ bồi thƣờng thiệt hại, căn cứ trên bản chất
và thực tế vụ việc. Các bên liên quan sẽ phải chịu bồi thƣờng thiệt hại do hành
8


vi sai sót của họ gây ra, nhƣng chỉ sau khi bên bị thiệt hại đã kiện ra toà hoặc
khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác. Tuy nhiên, một
điều cần lƣu ý là việc bên bị thiệt hại kiện ra toà không có nghĩa là bên gây ra
thiệt hại sẽ chịu bồi thƣờng cho nạn nhân, ví dụ nhƣ trong trƣờng hợp bên bị
thiệt hại không thể chứng minh đƣợc rằng bên gây hại đã có hành vi sai sót.
Ví dụ, anh Nguyễn Văn A uống một lon soda B do doanh nghiệp C sản xuất.
Sau khi, anh A đã uống một phần của lon soda, bạn của anh A đổ phần còn lại
của lon soda đó ra cốc, phát hiện thấy có một xác sên đã biến dạng. Anh A bị
viêm nhiễm dạ dày do uống phải lon soda không sạch đó. Tuy nhiên, nếu anh
A không kiện doanh nghiệp C ra toà, thì doanh nghiệp C sẽ không bị quy
trách nhiệm pháp lý. Trong trƣờng hợp anh A khiếu nại ra toà án, và toà án
quyết định rằng thiệt hại về an toàn và sức khoẻ của anh A là do lon soda của

lƣờng (measurement), chất lƣợng (quality), môi trƣờng, hay sức khoẻ. Ở
nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống quy định này do các cơ quan chức năng
giám sát thực thi. Ví dụ nhƣ tại Ấn Độ, các vấn đề tiêu chuẩn do Cục Tiêu
chuẩn Ấn Độ (cơ quan tồn tại song song với Vụ Các Vấn đề Tiêu dùng thuộc
Bộ Các Vấn đề Tiêu dùng, Lƣơng thực thực phẩm và Phân phối các Hàng hoá
công cộng) chịu trách nhiệm, tại Việt Nam cho đến nay là Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lƣờng và Chất lƣợng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ).
Trong khi đó, hệ thống quy định trách nhiệm pháp lý liên quan đến bảo
vệ Ngƣời tiêu dùng thƣờng bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến các quyền cơ bản của Ngƣời tiêu dùng, trách nhiệm sản phẩm
(product liability), các hành vi thƣơng mại không công bằng (unfair trade
practices), giải quyết tranh chấp tiêu dùng (consumer redressal) và các chế tài
áp dụng (remedies and corrective measures). Đây là các quy định thƣờng gặp
nhất trong bất kỳ một đạo luật hay bộ luật về bảo vệ Ngƣời tiêu dùng nào trên
thế giới. Trong một số trƣờng hợp, hệ thống quy phạm pháp lý này cũng bao
gồm các vấn đề liên quan đến hợp đồng theo mẫu (standard forms of
contracts), hay bảo hành (warranty). Các vụ việc liên quan đến trách nhiệm

10


pháp lý thƣờng do các toà án chung, các toà chuyên biệt về Ngƣời tiêu dùng
(consumer courts hoặc small claim court), hay các cơ quan quản lý nhà nƣớc
về bảo vệ Ngƣời tiêu dùng có chức năng xét xử áp dụng và thực thi.
1.1.2. Đánh giá và phân tích các cách tiếp cận về pháp luật bảo vệ Ngƣời
tiêu dùng
Từ kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng trên thế giới có thể nói rằng, không có hệ thống nào
có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro cho Ngƣời tiêu dùng. Hệ thống quy định tiêu
chuẩn không thể làm đƣợc điều này, do các cơ quan chức năng không có đủ

tiêu chuẩn quy định đặt ra hay không?
Câu trả lời là, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quy định không có nghĩa là
bên liên quan có thể thoát đƣợc các trách nhiệm pháp lý liên quan đến sản
phẩm của mình. Mặt khác, việc không thoả mãn các tiêu chuẩn an toàn trong
thực tế không tự động làm phát sinh trách nhiệm pháp lý.
Các quy định về tiêu chuẩn thƣờng đƣợc ƣu tiên áp dụng trong các lĩnh
vực nhƣ thiệt hại do các thành phần độc hại gây ra, sản phẩm có lỗi hay các
sơ suất trong khi chữa bệnh, kê đơn. Trong các lĩnh vực này, hệ thống tƣ pháp
thƣờng không có khả năng thành công cao, do thiếu hiểu biết chuyên sâu về
các vấn đề kỹ thuật liên quan đến sức khoẻ và an toàn, không đủ nhân lực hay
các thủ tục không chuyên biệt.
Trên cơ sở khái quát chung về cách tiếp cận vấn đề bảo vệ Ngƣời tiêu
dùng nói trên đây, Tác giả cho rằng xét thực trạng, bất cập về việc thực thi các
quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ ngƣời tiêu dùng tại Việt Nam hiện
nay, Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng Việt Nam nên tiếp cận theo hƣớng kết hợp
tối đa hai hệ thống này, theo đó sẽ:
- Đối với các quy định về tiêu chuẩn, an toàn của ngƣời tiêu dùng hiện
đang đƣợc điều chỉnh tại các văn bản pháp luật khác thì sẽ quy định theo
hƣớng dẫn chiếu.
- Đối với các vấn đề liên quan đến bảo vệ ngƣời tiêu dùng chƣa đƣợc

12


quy định tại các văn bản nào nhƣ: thƣơng mại điện tử, hợp đồng tiêu dùng,
trách nhiệm đối với sản phẩm… hoặc quy định không rõ ràng thì sẽ đƣợc làm
rõ tại Dự thảo Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng lần này.
Điều quan trọng nhất là Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của Việt
Nam cần tạo đƣợc một khuôn khổ pháp lý vững chắc để ngƣời tiêu dùng có
thể tự bảo vệ mình.

quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Pháp lệnh
bao gồm 6 chƣơng và 30 điều quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc trong
hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam nhƣ: khái niệm ngƣời
tiêu dùng, các nguyên tắc cơ bản trong công tác bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu
dùng; quyền và trách nhiệm của ngƣời tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; quản lý nhà nƣớc về bảo vệ ngƣời tiêu
dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm. Có thể nói rằng, Pháp lệnh
Bảo vệ ngƣời tiêu dùng mặc dù còn bộc lộ nhiều hạn chế (sẽ đƣợc đề cập ở
phần sau) nhƣng nhìn chung đã đề cập đƣợc những vấn đề cơ bản trong hoạt
động bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở nƣớc ta.
b) Nghị định số 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Nghị định số 55/2008/NĐ-CP đƣợc Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 4
năm 2008 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng (thay thế cho Nghị định số 69/2001/NĐ-CP).
Nghị định bao gồm 6 chƣơng và 36 điều tập trung làm rõ một số vấn đề liên
quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; tổ
chức bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý
nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Nhìn chung, so với Nghị định
số 69/2001/NĐ-CP và Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, Nghị định
số 55/2008/NĐ-CP đã làm rõ đƣợc một số nội dung nhất là đối với các quy
định liên quan đến tổ chức bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng và việc xử lý

14


khiếu nại, tố cáo của ngƣời tiêu dùng. Mặc dù vậy, do bị giới hạn trong phạm
vi của Pháp lệnh nên các quy định của Nghị định vẫn chƣa thể hiện đƣợc tính
cụ thể, chi tiết và phù hợp với thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu
dùng.

quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải
tuân theo các quy định của Luật này ‖. Luật cũng cấm các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến ngƣời tiêu dùng nhƣ: chỉ dẫn gây nhầm lẫn,
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh, bán hàng đa cấp bất chính….
Nhƣ vậy, có thể nói rằng vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đƣợc
nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Bên cạnh những thành tựu, những kết quả đáng ghi nhận các quy định
về bảo vệ ngƣời tiêu dùng nhìn chung rất khó thực thi trên thực tế (nhất là
những quy phạm pháp luật trực tiếp). Chính vì vậy mà công tác bảo vệ ngƣời
tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn và các vụ việc vi phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời tiêu dùng không những giảm đi mà ngày càng gia tăng về cả
số lƣợng lẫn mức độ. Ngƣời tiêu dùng Việt Nam thực sự đứng trƣớc nhiều
nguy cơ và các cơ quan làm công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng cũng không đủ
công cụ pháp luật cần thiết nhằm thực hiện công tác này.
1.2.2. Những ƣu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật về bảo vệ
ngƣời tiêu dùng
1.2.2.1 Những ưu điểm
So với các quy định pháp luật khác, các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền
lợi Ngƣời tiêu dùng ra đời muộn hơn. Mãi đến năm 1999 chúng ta mới có Pháp
lệnh Bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng và hai năm sau đó Chính phủ mới ban
hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh này. Tuy ra
đời muộn nhƣng những quy định của pháp luật đã đạt đƣợc những thành tựu về
mặt lập pháp đáng ghi nhận, bƣớc đầu tạo đƣợc hành lang pháp lý cho việc bảo
vệ Ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ công tác bảo vệ Ngƣời tiêu dùng của các cơ quan
16


quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền. Nhìn chung, những mặt ƣu điểm của các quy
định của pháp luật bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng đƣợc thể hiện ở một số khía

toàn; quyền đƣợc thông tin; quyền đƣợc lựa chọn; quyền đƣợc lắng nghe; quyền
đƣợc khiếu nại và bồi thƣờng; quyền đƣợc giáo dục về tiêu dùng và quyền đƣợc
có môi trƣờng sống lành mạnh và bền vững. Trên cơ sở tám quyền cơ bản đó,
các quy định của pháp luật về bảo vệ Ngƣời tiêu dùng mặc dù còn rải rác nhƣng
đã ghi nhận đƣợc các quyền này. Ví dụ, tại Chƣơng 2 Pháp lệnh Bảo vệ quyền
lợi Ngƣời tiêu dùng đã ghi nhận các quyền cơ bản của Ngƣời tiêu dùng nhƣ
quyền đƣợc lựa chọn; quyền đƣợc cung cấp thông tin; quyền đƣợc hƣớng dẫn
những hiểu biết về tiêu dùng....Việc ghi nhận những quyền cơ bản này không
những cho thấy các quy định của pháp luật Việt Nam đã rất quan tâm đến lợi ích
của Ngƣời tiêu dùng mà còn cho thấy sự tƣơng thích giữa pháp luật Việt Nam và
thông lệ quốc tế. Chính những điều này đã đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá rất
cao. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật cũng đã đề cập đến trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Có thể nói rằng, để quyền lợi
Ngƣời tiêu dùng đƣợc đảm bảo, một trong những việc quan trọng nhất đó chính
là nêu cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Chƣơng III, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng quy định về trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, theo đó, tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có trách nhiệm bảo đảm chất
lƣợng hàng hoá dịch vụ; trách nhiệm thông tin, quảng cáo trung thự; trách nhiệm
niêm yết giá hàng hoá; trách nhiệm bảo hành và hƣớng dẫn cho Ngƣời tiêu
dùng; trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Ngƣời tiêu dùng; trách nhiệm tiếp thu
ý kiến của Ngƣời tiêu dùng và trách nhiệm bồi thƣờng, bồi hoàn cho Ngƣời tiêu
dùng.
Thứ ba, pháp luật đã ghi nhận quyền thành lập tổ chức bảo vệ Ngƣời
tiêu dùng của Ngƣời tiêu dùng. Tổ chức bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng là
một tổ chức xã hội đƣợc thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho
Ngƣời tiêu dùng. Với những lợi thế của mình, tổ chức bảo vệ Ngƣời tiêu dùng
18




1.2.2.2 Những mặt hạn chế
Trong chƣơng trình điều tra, khảo sát do Cục Quản lý cạnh tranh thực
hiện trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam vào năm 2007 rất nhiều ý kiến cho rằng
các quy định trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng chƣa phát huy
đƣợc hiệu lực trên thực tế. Nguyên nhân đƣợc đƣa ra là do ―các quy định còn
rất chung chung, khó thực hiện; không có chế tài mạnh để bảo đảm các quy
định đƣợc thực hiện trên thực tế; thiếu công cụ cho các cán bộ trong việc thực
hiện kiểm tra, giám sát; thiếu sự đồng bộ trong phối hợp giữa các cơ quan,
đoàn thể liên quan; Pháp lệnh không phù hợp với tình hình mới...‖. Nhƣ vậy,
có thể nói pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng thể hiện một số điểm hạn chế, bất
cập sau:
a) Những hạn chế, bất cập trong quy định liên quan đến quyền và trách
nhiệm của Người tiêu dùng
Việc quy định các quyền và trách nhiệm cơ bản của Ngƣời tiêu dùng
đƣợc coi là một thành tựu lớn về mặt lập pháp. Tuy nhiên, thực tiễn thực thi
các văn bản pháp luật cho thấy vẫn còn nhiều bất cập trong các chế định về
quyền và trách nhiệm của Ngƣời tiêu dùng. Điều đó đƣợc thể hiện ở một số
khía cạnh sau:
Thứ nhất, các quy định về quyền và nghĩa vụ của Ngƣời tiêu dùng đƣợc
quy định một cách rải rác, không mang tính hệ thống. Nhìn vào Chƣơng 2 của
Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng thì rất khó để Ngƣời tiêu dùng
nhận ra những quyền cơ bản của mình. Có thể nói, với cách quy định theo
kiểu "liệt kê" nhƣ Pháp lệnh thì thật khó để thể hiện rõ ràng các quyền cơ bản
của Ngƣời tiêu dùng. Đọc qua thì dƣờng nhƣ các quyền của Ngƣời tiêu dùng
đƣợc thể hiện một cách rất đầy đủ theo Hƣớng dẫn của Liên Hợp quốc. Tuy
nhiên, Ngƣời tiêu dùng Việt Nam với nhiều trình độ khác nhau và nhìn chung
trình độ còn thấp sẽ rất khó khăn để hiểu đƣợc các quyền này từ các quy định

20

21


lệnh Bảo vệ quyền lợi Ngƣời tiêu dùng đã quy định trách nhiệm của tổ chức
cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ bao gồm: trách nhiệm đăng ký, công bố
tiêu chuẩn, chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật và thực
hiện đúng cam kết với Ngƣời tiêu dùng; trách nhiệm thƣờng xuyên kiểm tra
về an toàn, chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ, thực hiện việc cân đong đo đếm
chính xác; trách nhiệm thông tin, quảng cáo chính xác, trung thực về hàng
hoá, dịch vụ; trách nhiệm niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ; trách nhiệm bảo
hành; trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Ngƣời tiêu dùng; trách nhiệm thu
thập, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của Ngƣời tiêu dùng; trách nhiệm
bồi thƣờng, bồi hoàn...Mặc dù đã quy định tƣơng đối toàn diện các trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tuy nhiên các quy
định của pháp luật hiện hành cũng còn thể hiện những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, thiếu chế tài để xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Mặc dù đã có những quy định về trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ đối với Ngƣời tiêu
dùng nhƣng khi các tổ chức, cá nhân này vi phạm các quy định này, ví dụ
nhƣ: cân, đong sai, thông tin về hàng hoá, dịch vụ thiếu trung thực,...thì không
có bất kỳ một quy định nào về chế tài xử lý. Điều này đã làm mất đi tính răn
đe, giáo dục cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Thực tiễn
hoạt động công tác bảo vệ Ngƣời tiêu dùng cho thấy, khi xảy ra vụ việc vi
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Ngƣời tiêu dùng, các cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền rất khó xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm bởi thiếu một cơ sở
pháp lý vững chắc cho việc xử lý đó. Chính vì vậy, nhiều vụ việc mặc dù xác
định rõ ràng có sự vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
trong việc thực hiện các trách nhiệm của mình với Ngƣời tiêu dùng những
vẫn không thể xử lý đƣợc. Đây cũng là một trong những lý do ảnh hƣởng đến
hiệu quả trong công tác bảo vệ Ngƣời tiêu dùng trong thời gian qua.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status