Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Giống Đậu Tương Tại Huyện Na Hang,Tỉnh Tuyên Quang Năm 2010 -2011 - Pdf 35

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

LÊ ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TẠI HUYỆN
NA HANG,TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2010 -2011

CHUYÊN NGHÀNH: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60 62 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lân
PGS.TS. Luân Thị Đẹp

Thái Nguyên, năm 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2011

iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Đ/c

: Đối chứng

TGST

: Thời gian sinh trưởng

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

PGS.TS


Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm.....38
Bảng 3.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm.....41
Bảng 3.5. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương
tham gia thí nghiệm.............................................................................43
Bảng 3.6. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương tham
gia thí nghiệm......................................................................................45
Bảng 3.7. Một số loài sâu hại chính và khả năng chống đổ của các giống
đậu tương tham gia thí nghiệm............................................................47
Bảng 3.8. Hàm lượng protein, lipit của các giống đậu tương thí nghiệm........49
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết của các
giống đậu tương thí nghiệm ................................................................51
Bảng 3.10. Năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm ..............53
Bảng 3.11. Năng suất thực thu của các giống đậu tương sản xuất thử trên
đồng ruộng nông dân vụ xuân năm 2011............................................55
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá của người dân đối với các giống đậu tương
sản xuất thử trên đồng ruộng nông dân vụ xuân năm 2011 ................56


v

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài.................................................................................... 3
3. Yêu cầu của đề tài...................................................................................... 3
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài........................................................................4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.........................................................................4
1. 2. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và


3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương
tham gia thí nghiệm ..................................................................................... 50
3.7.1. Khả năng hình thành quả và hạt của các giống đậu tương................ 50
3.7.2. Năng suất thực thu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm .... 53
3.8. Kết quả thí nghiệm trên đồng ruộng của nông dân .............................. 54
3.8.1. Năng suất thực thu của các giống đậu tương sản xuất thử trên đồng
ruộng nông dân vụ xuân năm 2011 ................................................................ 54
3.8.2. Đánh giá của người dân đối với các giống đậu tương sản xuất thử trên
đồng ruộng nông dân vụ xuân năm 2011....................................................... 56
Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 58
5.1. Kết luận................................................................................................. 58
5.2. Đề nghị.................................................................................................. 59


1

PHẦN MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine Max.(L) Merrill) hay còn gọi là đậu nành,
thuộc cây họ đậu, là một trong những cây có dầu quan trọng vào bậc
nhất trên thế giới và là cây trồng đứng vị trí thứ tư trong các cây làm
lương thực thực phẩm sau lúa mỳ, lúa nước và cây ngô. Cây đậu tương
là cây công nghiệp ngắn ngày được xem là “cây thần diệu”, hoặc được
ví là “vàng mọc từ đất”... Sở dĩ được đánh giá cao như vậy là do cây
đậu tương có giá trị về nhiều mặt và giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của
nó cung cấp thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu
cho chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra đậu tương là

triệu tấn/năm (năm 2002) (Hội thảo đậu tương quốc gia, 2003)[13]. Một tác
dụng có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng của cây đậu tương trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp đó là khả năng cố định đạm do vi khuẩn nốt sần
Rhizobium Japonicum sống cộng sinh ở rễ cho nên đậu tương là một trong
những cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt. Các nốt sần ở bộ rễ cây đậu
tương được coi như những “nhà máy phân đạm tí hon”, bởi những vi khuẩn
trong nốt sần hoạt động rất cần mẫn tổng hợp đạm khí trời, làm giàu đạm cho
đất, không gây ô nhiễm môi trường, mặt khác nó còn làm sạch bầu khí quyển
giúp không khí trong lành hơn.
Sau một vụ thu hoạch cây đậu tương đã trả lại cho đất một lượng đạm
đáng kể khoảng 50-80 kg đạm/ha, ngoài lượng đạm rễ cây cung cấp cho đất
thì thân lá của cây đậu tương cũng là nguồn đạm có tác dụng tốt làm tăng
thêm độ xốp, màu mỡ cho đất. Cây đậu tương có vai trò quan trọng trong việc
luân canh, cải tạo đất, tăng độ phì cho đất (Lê Hoàng Độ và cs.,1997)[7]. Sản
phẩm đậu tương không chỉ có giá trị trong xuất khẩu thu đổi ngoại tệ, mà nó
còn là động lực thúc đẩy nghành chăn nuôi trong nước phát triển
Na Hang là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, trong những
năm qua Huyện đã không ngừng nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đưa những cây có giá trị kinh kế cao
nhằm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các dân tộc trong
Huyện. Mặc dù đậu tương là một trong những cây trồng trọng điểm trong


3

chiến lược phát triển nông nghiệp của huyện, nhưng việc mở rộng diện tích
đậu tương còn rất chậm nguyên nhân chính là do nông dân chủ yếu sử dụng
các giống địa phương năng suất thấp, chất lượng kém dẫn đến hiệu quả kinh
tế chưa cao. Vì vậy cần phải nhanh chóng thay thế bộ giống mới có năng
suất và chất lượng cao hơn. Trong chọn tạo giống đậu tương có thể sử dụng

nhiên, tránh ô nhiễm môi trường. Trong đó sử dụng giống tốt có năng suất cao, chất
lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu, bệnh hại, có khả năng cải tạo
và bảo vệ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Đậu tương được sản xuất với các mục tiêu khác nhau. Cho nên công tác
giống cần tập trung vào một số mục tiêu:
- Chọn tạo giống cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của
từng vùng.
- Chọn tạo giống cho chất lượng hạt tốt phục vụ ngành công nghiệp chế
biến xuất khẩu.
- Chọn tạo giống có hàm lượng dầu cao phục vụ chương trình sản xuất
dầu thực vật.
Điều kiện khí hậu, đất đai của Việt Nam rất thuận lợi cho cây đậu
tương sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, mỗi giống yêu cầu điều kiện đất
đai, khí hậu và chế độ canh tác khác nhau vì vậy trước khi đưa vào sản xuất
cần nghiên cứu để đánh giá khả năng thích ứng của chúng trong từng điều
kiện cụ thể.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang nói riêng, diện tích đất hoang hoá còn rất nhiều, tập


5

trung chủ yếu ở những vùng không chủ động nước, đất đồi thấp. Một số vùng
được trồng một số loại cây trồng có giá trị kinh tế không cao. Thực tế diện
tích đất bằng chưa sử dụng của huyện Na Hang còn 1393,6 ha, diện tích đất
đồi núi chưa sử dụng còn 5077 ha, đất 1 vụ lúa là 1.224 ha (theo niên giám
của cục thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2010). Do đó, việc đưa cây trồng cạn
nói chung và cây đậu tương núi riêng vào sản xuất là rất cần thiết, nhằm tăng
hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải tạo đất, chống xói mòn, thoái hoá đất,

phát được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt Đới
và Á Nhiệt Đới. Kết quả đánh giá giống của Aset là đã đưa vào trong mạng
lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 2006)[34].
Mỹ là quốc gia luôn đứng đầu về năng suất và sản lượng đậu tương đã
tạo ra nhiều giống đậu tương mới. Năm 1893 Mỹ có trên 10.000 mẫu giống
đậu tương thu thập từ các nước trên thế giới. Mục tiêu của công tác chọn tạo
giống đậu tương của Mỹ là chọn ra những giống có khả năng thâm canh, phản
ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, hàm
lượng protein cao, dễ bảo quản và dễ chế biến (Johnson H. W. và Bernard R.
L.,1976)[47].
Trung Quốc trong những năm gần đây cũng tạo ra nhiều giống đậu
tương mới. Bằng phương pháp đột biến thực nghiệm đã tạo ra giống
Tiefeng 18 do xử lý bằng tia gama có khả năng chịu được phèn cao, không
đổ, năng suất cao, phẩm chất tốt. Giống Heinoum N06, Heinoum N016 xử lý
bằng tia gama có hệ rễ tốt, lóng ngắn, nhiều cành, chịu hạn, khả năng thích
nghi rộng. Tại Viện Hàn lâm Khoa học Tilin– Trung Quốc, Liu X.H
(1990)[49] khi phân tích khả năng kết hợp và di truyền của hàm lượng
protein, dầu và thành phần của chúng ở F2. Ông thấy có 3 giống từ Trung
Quốc cho 11 đặc tính tốt gồm: năng suất hạt và protein tổng số/đơn vị diện
tích và sản lượng dầu tổng số....5 giống của Mỹ có những đặc tính như:
protein, axit oleic và axit linolenic... bởi giá trị khả năng kết hợp chung và


7

giá trị di truyền cho dầu, axit oleic và axit linolenic, protein tổng số và sản
lượng dầu tổng số/đơn vị diện tích cao, những đặc tính đó sẽ đạt được ở thế
hệ F2.
Đài Loan bắt đầu chương trình chọn tạo giống đậu tương từ năm 1961
và đã đưa vào sản xuất các giống Kaoshing 3, Tai nung 3, Tai nung 4, cho

G,L.A và cs., 1971) [40]
Theo Kamiya và cs., (1998) [45]: Viện Tài Nguyên sinh học Nông
nghiệp Quốc gia Nhật Bản đang lưu giữ khoảng 6000 mẫu giống đậu
tương khác nhau, trong đó có 2000 mẫu giống được nhập từ nước ngoài
về phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
Một trong những hướng cơ bản của việc nghiên cứu sự biến dị và
di truyền ở đậu tương là xác định hệ số di truyền của các tính trạng khác
nhau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã dùng các phương pháp xác định
hệ số di truyền khác nhau, các đối tượng nghiên cứu khác nhau và thực
hiện ở các điều kiện gieo trồng khác nhau nên kết quả thu được không
đồng nhất. Bằng phương pháp hồi qui của giá trị trung bình các dòng F3
trên sự biểu hiện của từng cá thể F2 đã xác định được hệ số di truyền về
năng suất và ngày chín tương ứng là 15,66% và 85%.
Khi nghiên cứu về hệ số di truyền Liu.X.H (1990)[49] cho rằng
năng suất hạt có hệ số di truyền thấp nhất và kích thước hạt có hệ số di
truyền cao nhất. Còn Dencescu (1983)[42] lại cho rằng cả hai tính trạng
về năng suất và kích thước hạt đều có hệ số di truyền thấp nhất.
Theo Alams và cs., (1983) [38] đã xác định được hệ số di truyền có
giá trị cao đối với số hạt/quả và thời gian sinh trưởng. Đánh giá hệ số
tương quan di truyền và kiểu hình trên cây đậu tương của tất cả các dạng
kết hợp có thể của bảy tính trạng ở ba quần thể đậu tương thế hệ F2, cho
thấy năng suất hạt có mối tương quan thuận chắc chắn với thời gian sinh
trưởng và khối lượng hạt.
Khi nghiên cứu hệ số tương quan kiểu hình và di truyền của mười
một tính trạng số lượng ở ba tổ hợp lai đậu tương cũng cho thấy năng
suất hạt có mối quan

hệ với thời gian sinh trưởng, số cành/cây, số



dòng có hàm lượng đạm cao nhất và tiếp tục dùng mười tám dòng này để


10

đánh giá trong năm môi trường cho năng suất hạt, dầu và protein, thì thấy
năng suất hạt trung bình giảm 6% ở hầu hết các dòng có hàm lượng protein
cao so với dòng có hàm lượng dầu cao.
Bằng việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng
người ta đã tạo ra được các giống cây đậu tương vượt trội về năng suất. Hiện
nay, hầu hết các giống đậu tương được trồng ở Mỹ là cây biến đổi gen. Giống
đậu tương oleic axit là giống chuyển gen có hàm lượng axit oleic tới 80%, đây
là giống có triển vọng thoả mãn nhu cầu dầu ăn của con người. Các giống này
hiện đang được trồng ở Australia, Canada, Nhật Bản, Mỹ …
Hiện nay, công tác nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới đã được
tiến hành với qui mô rộng lớn. Nhiều tập đoàn giống đậu tương được tổ chức
quốc tế khảo nghiệm ở rất nhiều vùng sinh thái nhằm thực hiện một số nội
dung chính: thử nghiệm tính thích nghi của giống ở từng điều kiện, môi
trường nhằm so sánh ưu thế của giống địa phương và giống nhập nội, đánh
giá phản ứng của các giống với điều kiện môi trường .
Nhiều nghiên cứu đã xác định được một số dòng, giống tốt có tính ổn
định và khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. Buitrago
và cs., 1971 [40] đã xác định được một số giống có khả năng thích ứng rộng
với tất cả các môi trường nghiên cứu, song có một số giống khác lại chỉ thích
ứng với môi trường riêng rẽ khi nghiên cứu 14 dòng, giống qua bốn vụ.
Tại Braxin các kết quả nghiên cứu của Silva và cs., (1970) [52] cho
thấy có những giống chỉ cho năng suất cao ở môi trường thuận lợi và ngược
lại. Qua thực nghiệm Santos và Vieira đã xác định được bốn giống đậu tương
có năng suất cao và ít nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện môi trường và
ba giống có tính ổn định trung bình ở tất cả các điều kiện môi trường nhưng



12

Bảng 1: Số lượng mẫu giống đậu tương được nhập nội giai đoạn 2001-2005
STT

Tên cơ quan nhập

Số lượng nhập

1

Viện KHKTNNVN

177

2

Viện Di truyền NN

19

3

Viện KHKTNNMN

67

4


13

hợp lai và xử lý đột biến với 9 giống đậu tương. Kết quả đã phân lập
được 1425 dòng đậu tương làm vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống.
Theo Trần Đình Long và cs., (2005) [25], Bộ NN và PTNT (2001) [2]
trong vòng 20 năm (1985- 2005), đã chọn tạo thành công 28 giống mới, trong
đó có 8 giống được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật thông qua việc tuyển
chọn từ tập đoàn giống nhập nội.
Bảng 2: Các giống đậu tương được tuyển chọn từ nguồn vật liệu nhập nội
TT

Giống

Nguồn gốc

TGST
(ngày)

M1000
hạt

Năng Năm
công
suất
(tạ/ha) nhận

1

AK03


140-160

18-22

1995

4

VX9-3

Giống nhập nội của Philippin 95-100

150-160

16-20

1990

5

ĐT12

Giống nhập từ Trung Quốc

72-78

150-160

13-22


8

HL-92

ASG327 từ AVRDC

70-75

120-140

15-20

2002

(Nguồn: Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005) [25]
* Chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính
Lai là một phương pháp cơ bản để tạo ra các vật liệu chọn giống.
Nhờ lai giống mà người ta có thể phối hợp những đặc tính và tính trạng
có lợi của các dạng bố mẹ vào con lai (Trần Duy Quý, 1999) [28]. Đậu
tương là cây tự thụ phấn nên lai để tạo ra tổ hợp thường thành công với
tỷ lệ rất thấp. Tuy vậy có nhiều giống đậu tương được tạo ra bằng
phương pháp lai cho năng suất cao. Trong giai đoạn 1985- 2005 các nhà


14

chọn tạo giống đậu tương Việt Nam đã lai tạo được 15 giống đậu tương
được công nhận là giống quốc gia (Trần Đình Long và Nguyễn Thị
Chinh, 2005) [25].


Dũng 82/134

80-82

130-140

15-18

1998

4

TL.57

DDT95/VX93

100-110

150-160

15-20

1999

5

Đ96-02 DDT74/VX92

95-110


15-20

1996

8

HL2

Nam Vang xXV87-C2

86-90

130-140

12-16

1995

9

Đ9804

VX9-3 x TH184

100-110

130-150

22-27


12

DT99

IS- 011 x Cúc mốc

70-80

150-170

14-23

2002

13

DT90

G7002 x Cọc chùm

90-100

180-220

18-25

2002

14


Nguồn gốc

1

ĐT80

V70/ Vàng Mộc Châu

2

ĐT92

3

TGST
(ngày)

(Nguồn: Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005) [25]
* Chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biến
Xử lý đột biến là một trong những phương pháp được các nhà chọn tạo
giống đậu tương của Việt Nam áp dụng. Xử lý đột biến có thể sửa chữa, khắc
phục từng mặt, tổng hợp nhiều tính trạng kinh tế và hình thái như thấp thành
cao cây và ngược lại, tăng số lượng quả, tăng khối lượng 1000 hạt, tăng hoặc
giảm thời gian sinh trưởng. Khắc phục được tương quan nghịch giữa năng
suất và hàm lượng protein trong hạt. Cải thiện được tổ hợp các đặc tính kinh


15



Co60 /V70

80-85

180-200

17-25

1994

DT84

Co60 /DL8-33

80-85

180-200

15-20

1995

4

DT95

Co60 /AK04

95-97


Tia gamma 10Kr và EI
0,02%ĐT74

2

M103

3

TGST
(ngày)

(Nguồn: Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005) [25]
* Chọn tạo giống bằng phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học
Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác chọn tạo giống là một
hướng nghiên cứu mới đối với nước ta. Nguyễn Thúy Điệp và cs., 2005)[11]
khi nghiên cứu về khả năng tái sinh của một số dòng giống đậu tương phục vụ


16

cho kỹ thuật chuyển gen cho biết: Môi trường MS-B5 có bổ sung
10mg/12,4D cho tỷ lệ tạo callus cao nhất từ mẫu lá mầm, giống cho tỷ lệ cao
nhất ở môi trường MS-B5 + 1mg/l zeatin + 0,2 mg/l GA3 + 30mg/l Glutamin
saccaroza + 0,3% phytagel.
Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Xử lý đột
biến, phương pháp lai hữu tính, chọn lọc cá thể, nhập nội hay phương
pháp ứng dụng công nghệ sinh học cho đến nay tập đoàn các giống đậu
tương ở Việt Nam khá phong phú.

tế, dinh dưỡng và giá trị cải tạo đất. Xuất phát từ giá trị đó mà cây đậu tương
được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đầu tư sản xuất, nên diện tích, năng
suất và sản lượng cũng đựơc tăng dần qua các năm. Trên thế giới các nước
sản xuất đậu tương lớn gồm có: Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ,
Tây Ban Nha, Úc…trong đó khoảng 80% sản lượng đậu tương được sản xuất
ở 4 nước là: Mỹ
(52%); Brazil(17%); Achentina(10%) và Trung Quốc(10%). Tình hình
sản xuất đậu tương trên thế giới trong nhữmg năm gần đây được trình bày ở
bảng 5.
Bảng 5: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 5 năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2005

91,39

23,00

209,53


223,18

Năm

(Nguồn: FAOSTAT Database,2011) [46]
Số liệu bảng 5 cho thấy sản xuất đậu tương trên thế giới tăng lên cả về
diện tích và sản lượng. Về diện tích: Năm 2005 diện tích trồng đậu tương trên
thế giới là 91,39 triệu ha, năm 2009 cả thế giới trồng được 99,50 triệu ha tăng


18

8,11 triệu ha. Về năng suất: Năm 2005 năng suất đậu tương thế giới đạt 23,00
tạ/ha đến năm 2009 giảm xuống còn 22,43 tạ/ha. Mặc dù năng suất đậu tương
giảm nhưng diện tích tăng nhanh nên sản lượng đậu tương trên thế giới năm
2009 vẫn đạt 223,18 triệu tấn.
Trước năm 1970 chỉ có Mỹ và Trung Quốc là hai nước sản xuất đậu
tương lớn nhất thế giới. Tốc độ phát triển đậu tương ở Mỹ nhanh hơn Trung
Quốc. Sản lượng đậu tương của Mỹ trên thế giới tăng từ 60% năm 1960 lên
đỉnh cao là 75% năm 1969, trong khi sản lượng đậu tương của Trung Quốc
giảm từ 32% xuống 16% trong cùng thời kỳ.
Bảng 6: Tình hình sản xuất đậu tương ở Mỹ 5 năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)


29,93

28,60

85,74

2009

28,84

28,72

82,82

Năm

(Nguồn: FAOSTAT Database,2011)) [46]
Trong vòng 5 năm trở lại đây diện tích đậu tương của Mỹ có sự giảm
xuống đáng kể từ 30,19 triệu ha năm 2006 xuống 28,84 triệu ha năm 2009,
sản lượng đạt cao nhất năm 2006 đạt trên 87 triệu tấn, đây là năm mà nước
Mỹ đạt đỉnh cao cả về diện tích cũng như năng suất và sản lượng, khẳng định
vị trí số một của mình về sản xuất đậu tương. Tới năm 2009 năng suất đậu
tương của Mỹ giảm gần 1 tạ/ha so với năm 2006, do đó sản lượng đậu tương
giảm còn 82,82 triệu tấn. Mặc dù giảm cả về năng suất và sản lượng nhưng
Mỹ luôn là nước đứng đầu về sản xuất đậu tương trên thế giới. Cây đậu



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status