skkn đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS - Pdf 37

UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu ...............................................................................................1
Thông tin chung..................................................................................................1
Tóm tắt…………………………………………………………………………………..2
Phần II: Mô tả sáng kiến ................................................................................3

SÁNG KIẾN
2.1 Lý‎ do chọn đề tài .......................................................................................3
ĐỔI
MỚI
SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
2.2. Cơ
sở khoa
học ..........................................................................................3
Ở TRƯỜNG THCS
2.3. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................3
2.4. Phạm vi đề tài ............................................................................................4

Lĩnh vực: Quản lý

2.5. Mục đích nghiên cứu..................................................................................4
2.6. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................5
2.7. Thực trạng vấn đề ......................................................................................5
2.8. Biện pháp giải quyết ..................................................................................8
2.8.1. Đổi mới nhận thức ..................................................................................8
2.8.2. Nắm được quy trình và nguyên tắc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học .......................................................................................................8
2.9. Kết quả ....................................................................................................16


2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Năm học 2014-2015 là năm học thứ hai Bộ GD&ĐT chỉ đạo tiếp tục
thực hiện nội dung đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý và chất lượng các hoạt động giáo dục. Sáng kiến này nảy sinh trong bối cảnh
đổi mới đó.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn lấy học sinh
làm trung tâm được thực hiện theo kế hoạch xây dựng của tổ chuyên môn trong
nhà trường. Giáo viên trong tổ nhóm phải có sự thống nhất về quan điểm, nội
dung, cách làm khi tiến hành, bắt đầu từ kế hoạch dự giờ giáo viên trong tổ
nhóm, kế hoạch thảo luận, trao đổi, rút kinh nghiệm sau các tiết dạy. Ở từng
bước, trọng tâm hướng đến là học sinh, vì học sinh chứ không phải đối tượng
nào khác. Nội dung sinh hoạt này thực hiện trong năm học và áp dụng cho tất
cả giáo viên sinh hoạt trong các tổ, nhóm chuyên môn.
3. Nội dung sáng kiến
- Tính mới, tính sáng tạo:
Từ trước đến nay việc sinh hoạt chuyên môn thông qua công tác dự giờ
trong nhà trường chủ yếu là để đánh giá năng lực, trình độ của giáo viên. Sáng
kiến đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm, không đặt
nặng việc đánh giá giáo viên như trước đây mà khuyến khích người dự giờ
hướng đến đối tượng học sinh: Học sinh học như thế nào? Học sinh nào đang
gặp khó khăn trong việc học? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện
hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...
Mục tiêu tiết học không phải để chúng ta hướng đến câu trả lời của chúng ta có nghĩa là hướng theo điều thầy muốn, mà phải xem học sinh hiểu như thế
nào, học sinh phải học theo cách nào để nắm kiến thức. Thay vì chỉ chú ý vào

gắn kết giáo viên trong mối quan hệ tương tác, giúp đỡ học hỏi lẫn nhau và
cùng hợp lại trí tuệ tập thể để tìm ra cách nào tốt hơn cho việc dạy và học.
5. Đề xuất kiến nghị
Bổ sung tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên:
- Đánh giá năng lực quan sát học sinh, phát hiện ra vấn đề của người học;
- Đánh giá khả năng điều chỉnh kịp thời hành vi học của học sinh và hiệu
quả.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN
1.1. Thực hiện chủ đề năm học
Đổi mới căn bản và toàn diện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
ngành Giáo dục, đặc biệt, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá là
nhu cầu cấp thiết. Trong thời đại công nghệ thông tin, kiến thức nhân loại chỉ
từ 5 đến 7 năm đã gấp đôi so với trước thì nhu cầu thay đổi cách dạy và cách
học để bắt kịp thời đại là điều tất yếu. Nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi nhà trường
phải tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và
chất lượng các hoạt động giáo dục.
1.2. Thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn
Bất cứ học sinh nào khi đến trường đều có mong mỏi được học, nhiệm
vụ của giáo viên đáp ứng mong mỏi đó. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả các
hoạt động giáo dục trong nhà trường cần quan tâm ngay từ việc đổi mới nội
dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, bởi chất lượng giáo dục phục thuộc chủ
yếu vào chất lượng đội ngũ giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp
mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà còn hình thành
môi trường học tập để tình đồng nghiệp phát triển, hỗ trợ lẫn nhau trong công
tác. Và cái đích cuối cùng mà sinh hoạt chuyên môn hướng tới phải là hiệu quả,

tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, tổ trưởng điều hành các tổ
viên hoàn thành các nhiệm vụ lặp lại như: đánh giá nhận xét quá trình hoạt
động trong tuần, triển khai một số công việc mới trong thời gian tới và xây
dựng một số chuyên đề như: nâng cao chất lượng hiệu quả công tác chủ nhiệm
lớp, kinh nghiệm dạy một dạng bài, kiểu bài nào đó, kinh nghiệm bồi dưỡng
học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, thảo luận về kế hoạch làm ngoại khoá…
Những nội dung này thường được giao cho các giáo viên có kinh nghiệm, năng
lực chuyên môn tốt xây dựng và thực thi.
Đối với hình thức thứ hai là dự giờ trao đổi kinh nghiệm dạy học, các
nhà trường tổ chức đều đặn và nghiêm túc. Trong mỗi buổi dự giờ, có sự tham
gia của tổ trưởng và giáo viên trong tổ. Sau dự giờ, tổ chuyên môn tiến hành rút
kinh nghiệm và đánh giá xếp loại tay nghề giáo viên.
Cả hai hình thức trên các nhà trường đã tổ chức triển khai thành nề nếp.
Tuy vậy, sinh hoạt chuyên môn hiện nay còn bộc lộ một số vấn đề bất cập.
Đó là, chất lượng nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao. Nội dung
sinh hoạt chuyên đề chưa được chú trọng, nhất là việc phổ biến áp dụng các
sáng kiến còn nhiều hạn chế. Các báo cáo chuyên đề được nghiệm thu đôi khi
chưa phục vụ hiệu quả cho thực tiễn giảng dạy. Đối với công tác dự giờ, khi lên
bục giảng, còn nhiều giáo viên cố gắng truyền tải hết mọi nội dung kiến thức
bất kể chính - phụ theo kiểu nhồi nhét mà ít quan tâm đến tầm đón nhận của
6


học sinh. Tiến trình dạy học hầu như theo một bản sao cố định. Ngồi ở phía
dưới, người dự giờ và ngay cả học sinh cũng phỏng đoán được trước các bước
thực hiện của giáo viên trên bảng như thế nào. Nhiều giờ học cũng vì thế mà tẻ
nhạt đơn điệu. Trong các hội giảng, hội thi, có những giờ học còn nặng chất
trình diễn vì giáo viên sợ bị đánh giá là thiếu năng lực, không đủ kiến thức,
không đủ các bước lên lớp…Hệ quả tất yếu là có những giờ dạy mang tính áp
đặt. Thiệt thòi vẫn nghiêng về đối tượng học sinh yếu, kém do tâm lý người dạy

nào, tiếp thu ra sao hoặc có cần thầy cô giúp đỡ hay không. Do vậy mà kết quả
học tập của học sinh ít được cải thiện, nhất là các đối tượng yếu, kém vì luôn bị
“bỏ rơi”, các em lại càng tự ti, sợ học, chán học…
Thực trạng trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình
cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa chủ
động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý
kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
- Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa phong
phú, hình thức còn đơn điệu, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới
phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong
các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến;
những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Công tác quản lý chỉ đạo của ban giám hiệu chưa sát sao, thiếu sự đôn đốc
và kiểm tra thường xuyên.
Do xuất phát từ mục đích của buổi dự giờ là để đánh giá kĩ năng dạy học
và năng lực chuyên môn của giáo viên nên tạo ra áp lực cho cả người dạy và
người dự. Người dạy sẽ chỉ ngồi nghe còn người dự trở thành giám khảo phán
xét, đánh giá.
Lí do tiếp theo nữa là xuất phát từ suy nghĩ của người dự giờ, khi được mời
phát biểu, nếu chỉ toàn khen lại sợ người khác nghĩ mình kém cỏi. Nếu có
nhiều ý kiến lại sợ làm tổn thương và ảnh hưởng đến kết quả xếp loại của đồng
nghiệp. Một số khác lại suy nghĩ là họ học được rất ít từ đồng nghiệp, bởi hầu
hết giáo viên khi dạy đều bám sát vào các tài liệu hướng dẫn dành cho giáo
viên do vậy cấu trúc bài học, tiến trình lên lớp gần như giống nhau nên họ cảm
thấy nhàm chán, thậm chí có giáo viên đi dự giờ cốt để đủ số giờ theo quy định.
Thực trạng trên lặp lại ở nhiều năm học và diễn ra ở không ít các nhà
trường. Yêu cầu đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý và chất
lượng giáo dục đòi hỏi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường cần
phải có một cách làm mới, một hướng đi mới.

mình, trường mình.
Người chủ trì, điều khiển các bước sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh
làm trung tâm từ tổ chức dự giờ đến tổ chức thảo luận rút kinh nghiệm là tổ
trưởng chuyên môn hoặc nhóm trưởng. Nhóm giáo viên làm việc hợp tác, thể
hiện tính tập thể, tính thống nhất trong cả quá trình sinh hoạt chuyên môn.
4.2. Thay đổi mục tiêu dự giờ
Đối tượng quan sát các giáo viên dự giờ là học sinh.
Kĩ thuật quan sát là: kết hợp nghe, nhìn, ghi chép
Giáo viên dự giờ phải quan sát để:
9


- Nhận biết cách học sinh học, khả năng tiếp thu, lĩnh hội…
- Phát hiện học sinh nào đang gặp khó khăn trong giải quyết bài tập;
- Học sinh nào không tập trung, học sinh nào có vẻ muốn nêu ý kiến
nhưng lại ngồi im;
- Đặc biệt chú ý đến thái độ, nét mặt, hành vi học tập, khả năng lĩnh hội,
chú ý xem các em có thực sự tiếp thu bài học hay đang có vấn đề;
- Quan sát cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc
nhóm, những sai lầm học sinh mắc phải...
- Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một học sinh
nào để nhằm trả lời các câu hỏi:
- Học sinh học như thế nào?
- Học sinh gặp những khó khăn gì? Vì sao?
- Cần phải thay đổi như thế nào để cải thiện kết quả học tập của học
sinh?
Việc dự giờ tập trung quan sát thu thập thông tin phản hồi từ phía học
sinh không chỉ làm cơ sở cho giáo viên trong việc đưa ra kế hoạch dạy học tiếp
theo mà còn giúp giáo viên rèn khả năng tìm hiểu, phát hiện đánh giá đối tượng
học sinh, một yêu cầu rất cần thiết đối với người làm công tác giảng dạy.

kích thích tư duy, tích cực hóa hoạt động học tập?
+ Học sinh nào lúc đầu rất trầm, rất rụt rè không muốn phát biểu sau đã
có sự thay đổi, tự tin, mạnh dạn hơn? Tại sao có sự thay đổi đó?
+ Học sinh nào không hứng thú với môn học, không lắng nghe giáo
viên, không trao đổi với bạn, vì sao?
+ Học sinh nào đang gặp khó khăn trong việc học? Vì sao học sinh
không muốn học, bài học quá khó hay quá dễ với em?
+ Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không? Khả năng lĩnh hội
của học sinh thể hiện ở mức độ nào? (biết, hiểu, vận dụng, đánh giá, sáng tạo).
+ Bao nhiêu học sinh có thể vận dụng kiến thức từ bài học, kiến thức
liên môn để giải quyết vấn đề trong thực tiễn?
Các ý kiến phải hướng về đối tượng người học xem các em học tập như
thế nào, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải, ví dụ “Bắt đầu
vào buổi học, các em rất vui vẻ. Sau 10 phút, một số em đã lơ đãng. Sau 20
phút, nhiều em tập trung, chăm chú, có em đã ngáp”…Giáo viên dự giờ cũng
cần trao đổi về những khả năng học sinh đạt được trong thực tế giờ học đối
chiếu với ý định của giáo viên dạy.
Quan trọng nhất là giáo viên phải tìm ra được nguyên nhân vì sao có
những học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học và học chưa đạt kết
11


quả như mong muốn. Trên cơ sở đó có cách tháo gỡ kịp thời và cùng đưa ra
biện pháp hỗ trợ việc học của học sinh hoặc điều chỉnh cách dạy sao cho phù
hợp đồng thời rút ra bài học cho quá trình giảng dạy.
Khi thảo luận, các thành viên đưa ra ý kiến nhận xét góp ý trên tinh thần
xây dựng chứ không “vạch lá tìm sâu” hay “bới lông tìm vết” để tìm lỗi. Từ
nhận thức ấy, người dự giờ thảo luận về giờ học phải theo tinh thần “ngồi bên
nhau” trong hoạt động tương tác, chia sẻ, tôn trọng và cởi mở, hợp tác giữa các
đồng nghiệp để đạt tới hiệu quả công việc mà tất cả đều mong đợi. Hơn thế,

Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế, sâu sắc hay hời hợt nông cạn sẽ quyết
định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất cả giáo viên tham gia sinh
hoạt chuyên môn.
Có thể nói, quá trình thảo luận lấy học sinh làm trung tâm chính là quá
trình cọ sát thực tiễn và kết nối thân thiện giữa các thành viên trong tổ. Cả hai
nhân tố này là con đường thiết thực để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho
mỗi giáo viên.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sáng kiến được Ban giám hiệu, đặc biệt là tổ chuyên môn nhất trí đưa vào áp
dụng trong nhà trường và có kết quả trong thực tiễn như sau:
- Thứ nhất với học sinh, học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy
học theo định hướng phát triển năng lực, được giáo viên quan tâm các em tự
tin, tích cực tham gia các hoạt động học. Với phương châm không bỏ sót học
sinh, những học sinh có khó khăn trong việc học được kịp thời giúp đỡ, kết quả
học tập được cải thiện.
- Thứ hai với giáo viên, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn lấy học sinh
làm trung tâm đã tạo cơ hội cho tất cả giáo viên chủ động tìm ra biện pháp để
nâng cao chất lượng dạy và học; có cơ hội nhìn lại quá trình dạy để kịp thời
điều chỉnh; quan tâm đến học sinh nhiều hơn.
- Thứ ba, sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm thay đổi cả người
dạy và người học, tạo ra một cộng đồng học tập, học hỏi lẫn nhau, khi giáo
viên dạy thì chưa chắc học sinh học nhưng khi giáo viên học thì chắc chắn
học sinh được học.
- Thứ tư, sinh hoạt tổ chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm đã huy động
được tất cả giáo viên trong nhóm chuyên môn tham gia. Hiệu quả này có tác
dụng gắn kết giáo viên. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển
chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự
nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân.
Lấy chất lượng khảo sát học lực của học sinh toàn trường sau 2 tháng áp dụng
sáng kiến đối chiếu chất lượng khảo sát đầu năm học 2014-2015, kết quả phản

20,3
448
69,5
42
6,5
Sau 2 tháng khi áp dụng sáng kiến
Tháng 12/2014
Khá
T.bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
184
28,5
418
64,8
21
3,3

Kém
SL
11

%
1,7



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bản chất của đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm
là từ chỗ chủ yếu quan sát giáo viên chuyển sang quan sát học sinh là trọng
tâm, từ chỗ chỉ tập trung đánh giá trình độ, cách dạy của giáo viên sang suy
ngẫm về việc học của học sinh, cùng suy đoán các nguyên nhân và đưa ra
những cách giải quyết khắc phục. Cách làm này góp phần phát triển năng lực
người học, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, tự tin vào bản thân, thúc
đẩy các em có động lực học tập, vượt qua được “vùng kiến thức trống” của
mình bằng cách mạnh dạn hỏi thầy cô, bạn bè hay học tập theo nhóm do được
giáo viên quan tâm, khích lệ. Cách làm này cũng tạo ra cơ hội giúp giáo viên
hiểu rõ hơn về cách các em học sinh học, về tác dụng của phương pháp dạy
học đến việc học tập của học sinh đồng thời cũng hướng đến phát triển năng
lực chuyên môn của giáo viên thông qua sự tương tác có hệ thống với các giáo
viên khác.
Sinh hoạt chuyên môn là hợp lại trí tuệ tập thể để tìm ra cách nào tốt hơn
cho việc dạy và học. Không hướng tới kết quả học tập của học sinh, sinh
hoạt chuyên môn trong nhà trường coi như vô nghĩa. Bởi bất cứ học sinh
nào khi đến trường đều có mong mỏi được học, nhiệm vụ của giáo viên đáp
ứng mong mỏi đó.
2. Khuyến nghị
- Bổ sung tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên như: đánh giá năng lực
quan sát, khả năng điều chỉnh kịp thời hành vi học của học sinh.
- Đối với các cấp quản lí giáo dục: cần tăng cường việc kiểm tra hiệu hoạt
động của tổ chuyên môn trong đó có nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, kiểm
tra đánh giá về kế hoạch, quá trình tổ chức, các biện pháp chỉ đạo đến kết quả
thể hiện ở chất lượng học sinh. Khi cán bộ quản lý quan tâm đến vấn đề của
người học thì dần giáo viên cũng sẽ quan tâm.
- Điều kiện cơ sở vật chất của các trường học hiện nay tuy đã được cải thiện


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status