Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị làm địa điểm mua sắm của người dân thành phố huế - Pdf 39

Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây ngành bán lẻ được xem là một trong những ngành
hấp dẫn tại thị trường Việt Nam. Nó không chỉ thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp
trong nước mà còn giành sự quan tâm của những nhà bán lẻ trên thế giới như Big C, và
những đại gia lớn đã và đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam như Tesco, Walmart.
Đặc biệt từ khi gia nhập vào WTO, Việt Nam chính thức gia nhập vào thị trường bán
lẻ thế giới. Chính điều này đã làm cho sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn trong thị
trường vốn đã có nhiều đối thủ cạnh tranh. Càng ngày khi chất lượng cuộc sống của
người dân ngày càng cao, lợi ích của người tiêu dùng không chỉ là giá cả và chất lượng
hàng hóa nữa mà thêm vào đó là người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến những
vấn đề khác như: mẫu mã hàng hóa đa dạng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không gian
thoáng mát sạch sẽ hay chỉ đơn giản là có chỗ để xe an toàn... để từ đó họ quyết định
mua sản phẩm của siêu thị này hay siêu thị kia. Muốn vượt qua những những thách
thức đó đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam phải cố gắn hết sức. Điều quan
trọng nhất là phải làm sao cho khách hàng tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp mình là
nơi mua sắm chứ không phải là một doanh nghiệp khác.
Theo nghiên cứu mới nhất của Nielsen thì niềm tin người tiêu dùng Việt Nam
hạ xuống mức thấp nhất kể từ quý 3/2010 khi chỉ đạt mức 94 điểm trong quý 1/2012,
giảm 5 điểm so với quý 4/2011. Niềm tin tiêu dùng giảm khiến người dân thắt chặt chi
tiêu khi có tới 69% người tham gia khảo sát lựa chọn phương án tiết kiệm, tăng 4% so
với quý 4/2011. Khảo sát của Nielsen còn cho thấy cứ 4 người tiêu dùng được hỏi thì
có đến 3 người cho rằng hiện tại không phải là thời điểm thích hợp để mua sắm. Điều
này cho ta thấy được nhưng khó khăn trong kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam.
Đối với thị trường thành phố Huế thì việc kinh doanh bán lẻ lại trở nên khó
khăn hơn. Điều này không chỉ là do sự cạnh tranh mà chủ yếu là do thói quen tiêu
dùng của người dân thành phố Huế. Vì vậy để có thể kinh doanh hiệu quả ở thị trường

- Đề xuất giải pháp nhằm thu hút khách hàng đến với các siêu thị trong tương
lai.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp: Số liệu về htx-tm-dv Thuận Thành, siêu thị Coop- Mart và
siêu thị Big C trong ba năm 2009-2011; Các nguồn số liệu trên sách báo, tạp chí,
internet…

Lê Văn Lợi – K42 Marketing

Trang 2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

b. Số liệu sơ cấp: Bằng cách sử dụng “phiếu điều tra” để thu thập thông tin từ
khách hàng.
Để xác định mẫu điều tra đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Công thức
của William G. Cochran (1997) đối với tổng thể vô hạn, được sử dụng giá trị lựa chọn
như sau:
SS= (Z2 x P x (1-p))/ C2
Với ss là cở mẫu, Z là giá trị tương ứng với mức thống kê, với mức ý nghĩa α=
5%, Z= 1.96; p(1-p) là phương sai của phương thức thay phiên. Với tính chất p+ (1p)=1, do đó p(1-p) lớn nhất khi p=0,5. C là sai số cho phép có thể đạt từ 5%- 10%. Do
đó cở mẫu điều tra tối đa là 384 và tối thiểu là 96 mẫu.
Đồng thời với số mẫu quan sát phải ít nhất bằng 4 hay 5 lần số biến trong bảng
hỏi thì kết quả điều tra mới có ý nghĩa (Nguyễn Đình Thọ- Nguyễn Thị Mai Trang,
nghiên cứu khoa học Marketing, NXB Đại học Quốc gia TP HCM). Với số biến quan
sát 23 biến dự vào thời gian và nguồn lực thì chúng tôi phỏng vấn 23*5=115 mẫu.

hợp lệ.
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức, được thực hiện như sau:
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn câu hỏi (mở) một số bạn
bè, người thân đã từng đi mua sắm tại: siêu thị Big C, Coop- Mart, htx- tm-dv Thuận
Thành. Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi nhận, tổng hợp và là cơ sở để hiệu chỉnh
thang đo và có thể cả mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, còn tham khảo ý kiến của một số
nhân viên của các siêu thị và một số cán bộ cấp cao của đơn vị đang thực tập. Kết quả
nghiên cứu định tính cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm
mua sắm tại siêu thị bao gồm 5 yếu tố:
+ Uy tín của siêu thị: 5 biến
+ Sản phẩm, dịch vụ: 6 biến
+ Nhân viên siêu thị: 5 biến
+ Không gian, cách trưng bày: 4 biến
+ Khả năng tiếp cận: 3 biến
Năm yếu tố này tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm mua sắm của khách
hàng khi đi mua sắm tại các siêu thị. Từ mô hình nghiên cứu đưa ra các giả thuyết về
Lê Văn Lợi – K42 Marketing

Trang 4


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn địa điểm mua sắm và
quyết định lựa chọn nơi mua sắm.

Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị
làm nơi mua sắm
- Đối tượng khảo sát: Là những khách hàng cá nhân đến mua sắm tại htx- tmdv Thuận Thành, siêu thị Coop- Mart và siêu thị Big C.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Huế
+ Phạm vi thời gian:
Phân tích thực trạng giai đoạn năm 2009 đến năm 2012 và đề xuất giải pháp
đến năm 2015
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, khoá luận có kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị
làm địa điểm mua sắm của người dân thành phố Huế
- Chương 3: Định hướng một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng đến với các
siêu thị trên thành phố Huế.

Lê Văn Lợi – K42 Marketing

Trang 6


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa


Trang 7


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

1.1.2. Vị trí, vai trò và đặc điểm siêu thị trong hệ thống phân phối bán lẽ hiện đại
+ Vị trí
Theo quy chế siêu thị, siêu thị là một cửa hàng bán lẽ thuộc mắt xích trung gian
gần với người tiêu dùng nhất, hệ thống này ở các nước châu âu bao gồm cửa hàng tiện
dụng, siêu thị nhỏ, siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng bách hóa lớn, cửa hàng bách hóa
thông thường, cửa hàng hạ giá, trung tâm thương mại …vv.
Trong hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại, siêu thị được xếp ở vị trí cao hơn cửa
hàng tự phục vụ nhỏ, cửa hàng tiện dụng và thấp hơn đại siêu thị, cửa hàng đại hạ giá,
cửa hàng bách hóa và trung tâm thương mại nếu xét theo quy mô, diện tích và phương
thức kinh doanh. Những cửa hàng bán lẻ này đã trải qua một quá trình phát triển lâu
dài, có suy thoái và diệt vong theo từng thời kỳ.
+ Vai trò
Đối với doanh nghiệp thì tự phục vụ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi
phí bán hàng, đặc biệt là chi phí cho nhân viên bán hàng thường chiếm tới 30% tổng
chi phí cho kinh doanh.
Đối với người mua; chính những lợi ích của siêu thị đối với người mua mà tự
phục vụ thể hiện tính cách mạng tính vượt trội của mình. Tự phục vụ giúp cho người
mua cảm thấy được thỏa mái khi được tự do lựa chọn, ngắm ngía, so sánh, sờ mó hàng
hóa mà không thấy cản trở từ người bán hàng.
Do đáp ứng phương thức tự phục vụ nên giá cả trong siêu thị được niêm yết rõ
ràng để người mua không phải tốn công mặt cả, tiết kiệm được thời gian.
+ Đặc điểm

phục vụ” thì việc trưng bày hàng hóa là rất quan trọng, và nó được xem như là một thủ
thuật. Muốn thu hút được khách hàng thì hàng hóa phải được trưng bày thật ấn tượng,
bắt mắt, tạo cảm giác muốn mua hàng ở khách hàng.
 Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày: Hàng hóa trong siêu thị
chủ yếu là hàng tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ dùng gia
đình ...vv. Thông thường một siêu thị chỉ có thể đáp ứng 70-80% nhu cầu hàng hóa
của người tiêu dùng.
1.2. Lý luận về người tiêu dùng
1.2.1. Người tiêu dùng
Theo Philip kotler: “Người tiêu dùng là một cá nhân, một tổ chức hay là một
nhóm tham gia trực tiếp có ảnh hưởng đến việc hình thành nhu cầu– mong ước, đưa ra
quyết định mua, sử dụng hay loại bỏ một số sản phẩm dịch vụ cụ thể”. Người tiêu
dùng có thể là người mua, người ảnh hưởng hoặc người sử dụng.
Lê Văn Lợi – K42 Marketing

Trang 9


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

1.2.2. Thị trường người tiêu dùng
Thị trường người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ gia đình và
nhóm người hiện có để mua sắm hàng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu.
Thị trường người tiêu dùng có 3 đặc trưng:
+ Có quy mô luôn tăng về số lượng;
+ Khách hàng của thị trường người tiêu dùng rất khác nhau về tuổi tác, giới
tính, trình độ văn hóa, thu nhập…vv.Chính những khác biệt này tạo nên sự phong phú
đa dạng về nhu cầu, ước muốn trong việc mua sắm và sử dụng hàng hóa dịch vụ;

- Giá cả
- Phân
phối
- Xúc tiến

- Kinh tế
- Văn hóa
- Chính trị
- Pháp luật

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

Hộp đen ý thức
Người tiêu dùng
ngu

Các đặc
tính của
người tiêu
dùng

Quá trình
quyết định
mua

Phản ứng của
Khách hàng

- Lựa chọn sản phẩm
- Lựa chọn nhãn hiệu


Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng: là những phản ứng mà người tiêu
dùng bộ lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sat được như hành vi tìm kiếm
thông tin về hàng hóa, lựa chọn hàng hóa.
1.3. Thu hút khách hàng trong cửa hàng bán lẻ
1.3.1. Khái niệm thu hút khách hàng
Theo (TS. Phan Thị Thu Hoài 2009) thì “Thu hút khách hàng là khả năng hấp
dẫn khách hàng đến cửa hàng tham quan và mua sản phẩm. Thu hút khách hàng bao
gồm thu hút khách hàng lần đầu tiên và thu hút khách hàng quay trở lại. Đối với cửa
hàng bán lẻ thì thu hút khách hàng quay trở lại là giải pháp tăng doanh thu bền vững”
Để thu hút khách hàng đến lần đầu tiên thì danh tiếng, uy tín và các biện pháp
xúc tiến, quảng bá của siêu thị có ý nghĩa quan trọng. Mức độ thu hút khách hàng quay
trở lại phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn nhu cầu, mong muốn, sự hài lòng cũng như
mối quan hệ được thiết lập. Mức độ cao nhất thu hút khách hàng quay trở lại là lòng
trung thành của khách hàng.
1.3.2. Mối quan hệ giữa khả năng thu hút khách hàng và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp
Theo (TS. Phan Thị Thu Hoài 2009), các mối quan hệ giữa khả năng thu hút
khách hàng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là:
Tăng khả năng thu hút khách hàng sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bán hàng
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng thu hút nhiều khách hàng đến siêu thị thì càng
nâng cao được khả năng bán hàng, hay nói cách khác xác suất bán được hàng của
doanh nghiệp tăng lên. Mặc khác doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng thì
danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao trên thị trường
Trong khi môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt, việc thu hút khách hàng
ngày càng đóng vai trò quan trọng là bước đệm vững chắc để tiến hành công tác bán
hàng tại siêu thị

Lê Văn Lợi – K42 Marketing


Xây dựng uy tín siêu thị đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong tất cả các hoạt động
của siêu thị, từ chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và các mối quan hệ giữa
khách hàng với siêu thị.

Lê Văn Lợi – K42 Marketing

Trang 13


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

 Sản phẩm, dịch vụ
Đối với doanh nghiệp thương mại, khái niệm sản phẩm bao gồm sản phẩm hàng
hóa và sản phẩm dịch vụ
* Về sản phẩm hàng hóa: doanh nghiệp cần đảm bảo
- Đa dạng về chủng loại hàng hóa: Đây là yêu cầu quan trọng đối với tất cả các
cửa hàng và siêu thị, mặt hàng của siêu thị cần phải đảm bảo đa dạng chủng loại hàng
hóa, nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong mua sắm, nghĩa là khách hàng có
thể mua những thứ mà mình cần tại một nơi và tiện lợi trong lúc lựa chọn
Tuy nhiên, yêu cầu của khách hàng về mức độ phù hợp hay khả năng đáp ứng
của siêu thị về cơ cấu mặt hàng là phụ thuộc vào loại hình cửa hàng, siêu thị.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Đây là nhân tố then chốt để khách hàng lựa
chọn siêu thị là nơi mua sắm. Có đảm bảo chất lượng sản phẩm thì mới có thể duy trì
được khách hàng và tạo ra nguồn khách hàng trung thành.
Chất lượng hàng hóa cần phải nhất quán và ổn định theo thời gian, đảm bảo độ
tin cậy với khách hàng nhưng mức giá phải có tính cạnh tranh với các cửa hàng khác.
- Mức giá phù hợp: Đây là tiêu chí quan trọng của các doanh nghiệp thương
mại, cùng một sản phẩm hàng hóa có nhiều mức độ chất lượng khác nhau, do đó cần

việc thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng. Mức độ thỏa mãn của khách hàng đối
với siêu thị trong lúc mua sắm phụ thuộc nhiều vào không gian siêu thị và cách trưng
bày của siêu thị.
Siêu thị có không gian rộng rãi, thoáng mát giúp cho khách hàng thỏa mái hơn
khi mua sắm tại siêu thị. Không gian của siêu thi không chỉ là sự rộng rãi, thoáng mát
mà cần phải hướng đến một không gian với phong cách riêng.
Cách trưng bày ở siêu thị thể hiện qua cách phân chia khu vực hàng hóa, các
biển chỉ dẫn. ách trưng bày còn thể hiện qua cách sắp xếp hàng hóa ở từng khu vực,
việc trưng bày hàng hóa sao cho việc tìm kiếm của khách hàng dễ dàng nhất. Siêu thị
cần có những thông tin cụ thể của hàng hóa trên từng kệ hàng. Việc trưng bày hàng
hóa phải làm sao cho bắt mắt, thu hút được khách hàng. Bên cạnh sự thay đổi cách
trưng bày, tạo ra sự khác lạ cũng là yếu tố quan trọng làm cho khách hàng không cảm
giác nhàm chán khi tham quan mua sắm.
 Khả năng tiếp cận
Các siêu thị cần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong trong tiếp cận địa
điểm mua sắm.
- Về vị trí của siêu thị: Phải lựa chọn vị trí gần khu dân cư, để đảm bảo cho họ
tiếp cân địa điểm mua sắm một cách dễ dàng hơn với các phương tiện khác nhau.
Lê Văn Lợi – K42 Marketing

Trang 15


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

- Về thời gian mở cửa: Thời gian mở cửa cần thuận tiện cho các nhóm khách
hàng khác nhau, Siêu thị cần kết hợp các phương thức bán hàng truyền thống với bán
hàng hiện đại như là bán hàng qua mạng, qua điện thoại điều đó làm tăng sự tiện lợi

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

1.4.3. Quan hệ công chúng (PR)
Là các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho thương hiệu hoặc cho
doanh nghiệp với cộng đồng. PR nhằm xác định và thiết lập mối quan hệ qua lại giữa
doanh nghiệp và dư luận của công chúng. Muốn có được sự ủng hộ của công chúng thì
doanh nghiệp phải làm cho công chúng hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, những lợi ích mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội để tạo nên hình ảnh tốt đẹp
về doanh nghiệp.
1.5. Tình hình bán lẽ trong nước
1.5.1. Đối với cả nước
Ngày 15/1/2011, tại Hà Nội, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) đã tổ
chức Diễn đàn "Toàn cảnh phân phối - bán lẻ Việt Nam năm 2011". Theo đánh giá
chung, năm 2010 vừa qua, kinh tế thế giới và trong nước vẫn chịu nhiều hậu quả và tác
động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng thị trường Việt Nam vẫn
sôi động, có tốc độ tăng trưởng gần 25%. Năm 2010 cũng là năm ghi nhận những nỗ
lực to lớn của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong mở rộng cơ cấu và mạng lưới,
đào tạo nhân lực, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu cao và đa dạng của người tiêu
dùng Việt Nam.
Theo TS Đinh Thị Mỹ Loan– Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký AVR khẳng định:
Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh
hưởng đến xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn đầu tư. Theo đó, Việt Nam từ chỗ giữ vị
trí số 1 năm 2008 đã xuống vị trí số 6 năm 2009 và số 14 năm 2010.
Qua nghiên cứu tình hình bán lẻ năm 2010, AVR nhận thấy, năm qua, các ‘đại
gia’ nước ngoài chưa đổ bộ rầm rộ vào Việt Nam bởi họ còn có nhiều quan ngại. Họ
cho rằng thị trường Việt Nam vẫn ở dạng tiềm năng với đa số dân vẫn ở mức nhóm thu
nhập thấp, và quy mô thị trường, mặc dù có tăng trưởng ngoạn mục song vẫn ở mức
khá khiêm tốn so với các thị trường khác. Bên cạnh đó, mức độ tập trung trong ngành
phân phối bản lẻ của Việt Nam còn chưa cao, cơ sở hạ tầng để phát triển ngành bán lẻ
còn cổ lỗ, yếu kém.

Theo bà Loan, năm 2011, thị trường bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục tăng trưởng
mạnh mẽ, được người tiêu dùng ưa thích nhiều hơn và là kênh tiêu dùng ngày càng
quan trọng. Trong năm 2011, chúng ta sẽ có một số thay đổi đáng kể. Cụ thể, siêu thị
lớn phát triển tới mức cao nhất trong năm 2011- 2012 và chậm dần tại các đô thị lớn.
Các hình thức siêu thị nhỏ hơn ngày càng phổ biến và kết hợp. Hệ thống siêu thị tổng
hợp và chuyên lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, các trung tâm mua sắm, cửa hàng
bách hóa chuyên các sản phẩm trung– cao cấp với những phát triển mới sẽ đáp ứng đa
dạng nhu cầu người tiêu dùng.

Lê Văn Lợi – K42 Marketing

Trang 18


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

Kênh bán lẻ truyền thống cũng tiếp tục được thay đổi về chất dưới áp lực cạnh
tranh với các quy hoạch mạng lưới chợ, quy hoạch bán buôn, bán lẻ. Tuy nhiên, hình
thức mua sắm tại chợ hoặc các cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn đến
năm 2015 do vẫn có một vị thế và sức hút rất riêng so với những mô hình bán lẻ khác.
Năm 2011, thị trường bán lẻ khu vực nông thôn Việt Nam sẽ khởi sắc do thị
trường nông thôn rộng lớn, nhu cầu của người tiêu dùng nông thôn ngày càng tăng
cao. Đặc biệt là do tác động của cuộc vận động “Ưu tiên dùng hàng Việt” đã ảnh
hưởng rất lớn tới niềm tin tiêu dùng của người nông thôn.
Năm 2011 cũng là năm ghi nhận sự hình thành và cạnh tranh mạnh mẽ của các
nhãn hiệu bán lẻ như CoopMart, BigC, HaproMart, Fivimart… Đặc biệt, kênh bán lẻ
qua mạng trực tuyến sẽ khởi sắc trong năm 2011.
Để có thể đón bắt các xu hướng trên, các nhà bán lẻ cần đáp ứng nhanh đòi hỏi

Lê Văn Lợi – K42 Marketing

Trang 20


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN SIÊU THỊ LÀM ĐỊA ĐIỂM MUA SẮM
2.1. Tổng quan về siêu thị Coop- Mart, htx- tm- dv Thuận Thành, Big C
2.1.1. Giới thiệu về siêu thị Coop- Mart Huế
Siêu thị Co.op Mart Huế: Là 1 trong 40 siêu thị thuộc Hệ thống Co.op Mart,
Co.op Mart Huế có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến
cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm.
Co.op- Mart Huế là siêu thị nằm trong khu phức hợp Trung tâm Thương mại
Trường Tiền Plaza số 06 Trần Hưng Đạo, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên– Huế,
được đầu xây dựng với sự hợp tác giữa Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Saigon
Co.op (SCID) và Công ty Cổ Phần Đầu tư Bắc Trường Tiền.Với tổng vốn đầu tư 10 tỷ
đồng, Co.opMart Huế có diện tích tổng thể 6.460 m2 với 2 tầng lầu gồm các khu chức
năng như: siêu thị tự chọn, kho hàng, các gian hàng chuyên doanh, nhà sách, khu điện
máy, khu ẩm thực, bãi giữ xe cùng nhiều dịch vụ và trang thiết bị hiện đại đảm bảo
phục vụ tốt các nhu cầu của người dân địa phương và du khách đến với Cố Đô Huế.

Hình 2: Siêu thị Coop- Mart

(Nguồn: Internet)

+ Ngày thành lập: 24/5/2008

 Các loại hình dịch vụ
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại: hệ thống điều hoà không khí, tủ đông tủ mát,
hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thang cuốn, thang máy sẽ mang đến môi
trường mua sắm hiện đại, tiện lợi, an toàn đảm bảo phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của
tất cả các khách hàng và du khách.
- Bãi giữ xe rộng rãi với diện tích 600 m2, thuận tiện, đúng giá quy định:
1.000đ/gắn máy, 500đ/xe đạp.
- 26 cash tính tiền phục vụ khách hàng nhanh chóng trong những giờ cao điểm.
Lê Văn Lợi – K42 Marketing

Trang 22


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

- Dịch vụ bán phiếu quà tặng, gói quà miễn phí, giao hàng tận nơi với hoá đơn
mua hàng trị giá 200.000đ trở lên trong nội vi Thành phố Huế.
- Đặt hàng qua điện thoại.
- Sửa chữa quần áo theo nhu cầu của khách hàng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, Co.opMart Huế đã lắp đặt máy rút
tiền ATM của các ngân hàng lớn, uy tín như: Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank),
Ngân hàng quân đội (MB)
2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của siêu thị Coop- Mart
 Chức năng
Cũng như các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên CoopMart có chức năng cung cấp nguồn hàng lương thực, thực phẩm lớn, những mặt hàng
gia dụng phục vụ các mục đích tiêu dùng thường xuyên, của hộ gia đình và các tổ chức
có nhu cầu.
 Nhiệm vụ

cả hoạt động bên trong siêu thị. Tham mưu giúp việc cho giám đốc là hai phó giám
đốc, được giám đốc ủy quyền quản lý một số lĩnh vực của siêu thị, và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về hoạt động thuộc quyền quản lý của mình.
Nhân viên chất lượng: Nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa và nắm tình
trạng hàng hóa của siêu thị, đảm bảo hàng hóa luôn ở tình trạng tốt nhất trước khi đến
tay khách hàng. Khi phát hiện hàng hư hỏng phải báo ngay cho văn phòng để có biện
pháp xử lý.
Hàng thực phẩm: Tại Coop- Mart phó giám đốc của siêu thị quản lý bộ phận
này, bao gồm hai loại thực phẩm chính là sản phẩm tươi sống, chế biến và nấu chín,
thực phẩm công nghệ đông lạnh.
+ Tổ thực phẩm tươi sống: Chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng tươi sống.
+ Tổ thực phẩm công nghệ đông lạnh: Chịu trách nhiệm quản lý các thực phẩm
đã qua chế biến toàn bộ hay một phần như bánh kẹo, sữa, ngủ cốc…vv.
- Hàng phi thực phẩm: Những loại mặt hàng này tương đối đa dạng, do vậy bộ
phận hàng phi thực phẩm đã chia nhỏ ra thành 3 bộ phận để quản lý.
+ Tổ sản phẩm mềm: Chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng may mặt như áo,
quần, giày dép…vv.

Lê Văn Lợi – K42 Marketing

Trang 24


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa

+ Tổ sản phẩm cứng: Chịu trách nhiệm các mặt hàng như chén, song nồi và các
loại thiết bị máy móc dụng cụ gia đình.
+ Tổ hóa mỹ và sản phẩm vệ sinh: Chịu trách nhiệm quản lý các mặt hàng sữa


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status