Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) ở các trường mầm non huyện tuy hòa, tỉnh phú yên - Pdf 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀI UYÊN

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN TÂY
HÒA, TỈNH PHÚ YÊN.

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC



HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ HỘI

NGUYỄN HOÀI UYÊN

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN
TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hồng


năm 2017

Tác giả luận án

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................2
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................11
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................................11
4. Giả thuyết nghiên cứu khoa học ...................................................................................11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................................12
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................................12
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .........................................................12
8. Cấu trúc Luận văn .........................................................................................................14
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................15
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC ....................................................................................15
CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ...............................15
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..........................................................................................15
1.1.1. Trên thế giới ..............................................................................................................15
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................21
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................................23
1.2.1. Khái niệm chơi ..........................................................................................................23
1.2.2. Hoạt động chơi ..........................................................................................................23
1.2.3. Trò chơi .....................................................................................................................24
1.2.4. Trò chơi dân gian ......................................................................................................24

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng ...................................................................................55
2.2.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................................56
2.2.4. Phương pháp khảo sát ..............................................................................................56
2.2.5. Thời gian khảo sát.....................................................................................................57
2.2.6. Thang đo và tiêu chí đánh giá ..................................................................................57
1.2.5.2. Thang đánh giá ......................................................................................................58
2.3. Thực trạng việc tổ chức TCDG cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non
Huyện Tây Hòa – Tỉnh Phú Yên .......................................................................................59
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò, mục đích của tổ chức TCDG đối với
sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi .............................................................................59
2.3.1.1. Nhận thức về vai trò của tổ chức TCDG cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ...................59
2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mục đích của việc tổ chức TCDG cho trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi ...............................................................................................................60
2.3.1.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của TCDG đối với sự phát triển của
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ..........................................................................................................61
2.3.2. Thực trạng tổ chức TCDG cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở các trường mầm non Huyện
Tây Hòa – Tỉnh Phú Yên ....................................................................................................63
2.3.2.1. Thực trạng mức độ tổ chức các loại TCDG cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ..............63
2.3.2.2. Thực trạng thời điểm tổ chức TCDG trong ngày cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ......70
2.3.2.3. Thực trạng về những khó khăn khi tổ chức các TCDG cho trẻ ..........................71
2.3.2.4. Thực trạng đánh giá việc tổ chức TCDG của giáo viên .......................................73

5


2.3.2.5. Thực trạng đánh giá mức độ đạt được các hỹ năng của trẻ khi tham gia TCDG75
Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................................76
Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ ...................77
MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ..............................................77
HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN .............................................................................77


Mục Lục biểu đồ
Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng hành chính huyện Tây Hòa năm 2013…………………… 50
Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011-2015……………………. 53
Hình 2.3: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2011-2015…………………………. 53
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia…………………………………………… 54
Biểu đồ 1:………………………………………………………………………………………………………… 90
Biểu đồ 2:………………………………………………………………………………………………………… 93
Biểu đồ 3…………………………………………………………………………………………………………. 94

Mục Lục bảng
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức TCDG ................ 59
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mục tiêu của việc tổ chức TCDG
cho trẻ mẫu giáo lớn .......................................................................................... 60
Bảng 2.3. Nhận thức về ý nghĩa của TCDG đối với sự phát triển của trẻ ... 61
Bảng 2.4. Thực trạng mức độ tổ chức các loại TCDG cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
.............................................................................................................................. 63
Bảng 2.5. Thực trạng các trò chơi được áp dụng trong ngày ở 3 trường mầm non
công lập trên địa bàn huyện Tây Hòa qua quan sát ...................................... 66
Bảng 2.6: Thực trạng thời điểm tổ chức TCDG trong ngày ......................... 70
Bảng 2.7: Đánh giá về khó khăn khi tổ chức TCDG cho trẻ ........................ 71
Bảng 2.8: Đánh giá việc tổ chức TCDG .......................................................... 73
Bảng 2.9: Mức độ đạt được các kỹ năng của trẻ khi tham gia TCDG ......... 75
Bảng 3.3.2.1. a: Hứng thú chơi của trẻ đo đầu thực nghiệm .......................... 89
Bảng 3.3.2.1. b: Thái độ của trẻ trong khi chơi ................................................. 92

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Thứ bậc

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục
quốc dân, có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đặt nền móng cho sự hình
thành và phát triển nhân cách con người mới. GDMN có nhiệm vụ: “Giúp trẻ
phát triển về thể chất; tình cảm - xã hội; nhận thức; thẩm mỹ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, hình thành và
phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính
nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát
triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các bậc học
tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [1].
Với trẻ mầm non, chơi là cuộc sống của trẻ, tổ chức trò chơi chính là tổ
chức cuộc sống cho trẻ. Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc
sống hàng ngày của trẻ. Ở trường mầm non, trong bất kì hoạt động nào cũng
đều có các trò chơi nhằm mục đích trang bị, ôn luyện và củng cố kiến thức cho
trẻ. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ trong trường mầm non.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc hướng trẻ vào các trò chơi dân gian
là cần thiết. Bởi lẽ, trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ
con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu
bản sắc. Các trò chơi dân gian được kết thành từ quá trình lao động và sinh
hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa.
Đặc biệt là đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của
nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể
hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn
bè, cộng đồng, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm - xã hội, thẩm

trò chơi dân gian cho trẻ một cách có hiệu quả? Người giáo viên mầm non cần
quan tâm tới những yếu tố vào để phát huy được tính tích cực tham gia hoạt
động của trẻ, kích thích sự sáng tạo của trẻ trong quá trình chơi, đặc biệt là ở

10


những trò chơi mà trong đó trẻ tự tay làm nên những đồ chơi mà trẻ có thể tự
làm từ những vật liệu sẵn có trong thiên nhiên? Xuất phát từ những lý do trên,
chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tây Hòa, Tỉnh Phú Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về việc tổ chức các trò chơi
dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên, đề tài đề xuất các biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ trong các
nhà trường mầm non, qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở các
trường mầm non huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
4. Giả thuyết nghiên cứu khoa học
Hiện nay, việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo nói chung,
trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên nói riêng
còn chưa được giáo viên quan tâm và thực hiện hiệu quả. Nếu đề xuất được các
biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ theo hướng tích hợp, phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và đặc điểm địa phương nơi trường đóng thì sẽ
giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm
thẩm mỹ - xã hội, hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết thông qua

quả.

12


- Quan điểm hệ thống: Nghiên cứu việc tổ chức các trò chơi dân gian trong
mối quan hệ với các thành tố khác và với môi trường dạy học hiện đại nhằm
phát huy tối đa tác động của từng thành tố trong quá trình giáo dục mầm non.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống
hóa những nguồn tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi (Anket)
Sử dụng phương pháp nhằm mục đích sau:
- Đánh giá nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của việc
tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Đánh giá thực trạng chơi các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi.
7.2.2.2. Phương pháp quan sát
Dự giờ giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
các trường mầm non.
7.2.2.3. Phương pháp trò chuyện
Sử dụng phương pháp nhằm mục đích sau:
- Trao đổi với giáo viên để thấy được sâu hơn về nhận thức của giáo viên
trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
- Trò chuyện với trẻ để thấy được nhu cầu, động cơ, hứng thú, khả năng
của trẻ trong quá trình tham gia các trò chơi dân gian.
7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng thực nghiệm sư phạm để đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các

về trước, song các tài liệu nghiên cho thấy việc tìm hiểu bản chất của trò chơi,
xây dựng các học thuyết trả lời cho câu hỏi “trò chơi là gì?”, “tại sao trẻ
chơi?”…mới chỉ được bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Giữa vô vàn học thuyết vào thời kỳ đó, nổi lên những học thuyết rất hấp
dẫn. Đó là học thuyết gắn liền với tên tuổi của Siller, Spencer, Groos, Stelin
Kholl, Freud…Tính theo thời gian thì học thuyết đầu tiên về trò chơi đó là học
thuyết “Năng lượng dư thừa” của F.Siller và G.Spencer [33, tr 6].
F. Siller (1736 – 1800) là một nhà thơ người Đức nổi tiếng và cũng là
một nhà triết học. Ông coi trò chơi là cơ sở của các loại hình nghệ thuật. Nghệ
thuật cũng như trò chơi xuất hiện khi những nhu cầu sơ đẳng thiết yếu, quan
trọng cho việc tồn tại của cuộc sống con người được đáp ứng. Trong những thời
gian rảnh rỗi con người dùng sức lực của mình để đáp ứng nhu cầu tinh thần
ngày càng phong phú. Việc đáp ứng nhu cầu đó được thực hiện trong trò chơi
cũng như trong nghệ thuật.
Cũng một dòng tư tưởng với F.Siller. G. Spencer (1820 – 1903) nhà triết
học, xã hội học, nhà tư tưởng người Anh tiếp tục phát triển tư tưởng này. Chính
lúc đó học thuyết của ông mới được mang tên “Sức dư thừa”. G. Spencer đã
đánh đồng trò chơi của trẻ em với những trò chơi của những con vật bậc cao.
Những năng lực dư thừa của con vật non chưa được sử dụng để kiếm ăn nên đã
được tiêu khiển bằng con đường bắt chước qua các trò chơi. Ở trẻ em, trò chơi
cũng chỉ là sự bắt chước hoạt động thực của chính mình và cả của người lớn,

15


đồng thơi Spencer cũng đã cho rằng trong khi chơi những bản năng nghịch
ngợm, phá phách của đứa trẻ được bộc lộ trong hình thức tinh thần. [33, tr 6]
Học thuyết “Sức dư thừa” của F.Siller và G. Spencer có những khía cạnh được
thừa nhận, nhưng rõ ràng là mâu thuẩn với sự kiện thực tế. Bời vì tham gia trò
chơi không chỉ có các em khỏe mạnh mà còn có các em bị bệnh. Hơn nữa trò

truyền chủng loại. Theo quy luật đó, nội dung lẫn hình thức của trò chơi trẻ em
cũng lập lại lịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua từ xã hội này đến xã hội
khác. Chẳng hạn trò chơi với cát của các cháu nhỏ là sự lặp lại thời kỳ mà con
người còn sống trong hang động, trò chơi săn bắt lặp lại bản năng săn bắn của
tổ tiên chúng ta.
Dựa vào quan sát trò chơi và lịch sử phát triển xã hội, nhà tâm lý học người
Anh Stanley Hall cũng cho rằng mỗi các thể đều theo một con đường phát sinh
giống như giống nòi, những trò chơi trẻ em, lần lượt diễn lại những hành động
tương tự của con người trong quá trình tiến hóa. Reaney, nhà tâm lý học người
Mỹ cũng đã kể ra những trò chơi của trẻ con tương đương với những bước tiến
hóa của loài người như sau:
THỜI KỲ TIẾN HÓA
LOÀI NGƯỜI

TRÒ CHƠI CỦA TRẺ
0 – 7 tuổi, trò chơi vận động, leo

Thời kỳ thú vật

trèo…
7 – 8 tuổi, trò chơi săn bắn, đuổi tìm

Thời kỳ dã man

nhau, bắn bi, chơi gậy.
9 – 12 tuổi, đua nhau khéo léo, sưu

Thời kỳ du mục

tập đồ vật, chơi dùng trí tưởng tượng,

Những học thuyết trên đây chứa đựng nhiều mặt tích cực của trò chơi trẻ em,
nhưng đó là những học thuyết thuộc dòng phái sinh vật hóa trò chơi, có đặc
điểm chung là:
1. Vì khẳng định trò chơi mang tính chất sinh vật, nên dẫn đến kết quả là bác
bỏ tính chất xã hội trong nội dung trò chơi trẻ em,và dẫn đến mâu thuẩn không

18


thể giải quyết được giữa một bên bản tính sinh vật của trò chơi với một bên là
nội dung xã hội của nó.
2. Trong việc nghiên cứu trò chơi, quan điểm lịch sử đã bị bác bỏ. Các thuyết
gia trên đã tách trò chơi ra khỏi mối quan hệ xã hội, xem như là một lĩnh vực
riêng biệt của thế giới trẻ em, hoàn toàn đóng kín, tách biệt ra khỏi thế giới
người lớn.
3. Do đó, trò chơi chỉ là phương tiện để tự khẳng định của một đứa trẻ, người
lớn không nên quấy rầy trò chơi trẻ em, có nghĩa trò chơi không mang ý nghĩa
giáo dục nào cả.
Cũng trong thế kỷ XX, một hướng nghiên cứu khác về trò chơi của J.Piage, nhà
tâm lý học kiệt xuất của thế kỷ XX người Thụy Sĩ, tạo ra cơ sở của phần lớn tri
thức về trò chơi trẻ em với sự phát triển trí tuệ cho các công trình nghiên cứu
về lĩnh vực này của thế giới phương Tây.
J.Piage bắt đầu học thuyết của mình về sự phát triển trí tuệ căn cứ trên những
mâu thuẫn hình trò chơi mà ông quan sát được ở những đứa con của mình. Hai
đóng góp hết sức quan trọng của ông trong lĩnh vực trò chơi trẻ em là vấn đề
tính biểu trung của trò chơi tượng trưng và sơ đồ phát triển trò chơi theo các
giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, theo cách ông trình bày thì các
hành động trò chơi dường như xuất hiện trong quá trình phát triển trí tuệ mang
tính tự phát, chúng được nảy sinh một cách tất yếu vào một thời kỳ phát triển
nhất định trong đời sống cá thể, chứ không ảnh hưởng mấy của giáo dục từ phía

Vấn đè lý luạn và phương pháp tổ chức trò chơi nói chung và TCDG nói riêng
được các nhà sư phạm trên thế giới và Việt Nam quan tâm, bởi lẽ họ thấy được
ý nghĩa đích thực của trò chơi trong việc giáo dục và dạy học cho trẻ.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà giáo dục Nga như: P.A.
Bexonova, O.P.Seina, V.I.Dalia, E.A. Pokrovxki… đã đánh giá cao vai trò giáo
dục đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo.
E.A.Pokrovxki đã chỉ ra nguồn gốc và tính hấp dẫn đặc biệt của TCDG Nga,

20


đó là những trò chơi thuộc nhóm trò chơi có luật do nhân dân sáng tác, chúng
đượctruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Trò chơi này đa dạng về thể loại,
phong phú về nội dung. TCDG có sức hấp dẫn lạ thường đối với trẻ em, bởi lẽ,
chúng làm thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức, và nhu cầu xã hội của
trẻ.
Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, người lớn đã sưu tầm
các TCDG, đặc biệt là TCDG mang tính trí tuệ như “trò chơi tang”, “trò chơi
trí uẩn”, chơi với các vật liệu thiên nhiên, nhằm mục đích giáo dục trẻ. [34]
1.1.2. Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu trò chơi nói chung và TCDG Việt Nam nói riêng đã được
một số nhà văn hóa, nhà giáo dục Việt Nam sưu tầm, nghiên cứu như: “Trò
chơi xưa và nay” các tác giả Mai Văn Muôn (1985); Vũ Ngọc Khánh với trò
chơi “trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam”, (1987); “Trò chơi dân gian Việt
Nam” do nhóm tác giả Hà Huy, Hoàng Lân, Ngô Bích Luận, Phan Ngọc Minh,
Lê Bích Ngọc sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Các tác giả đã giới thiệu về
nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của TCDG với việc giáo dục và phát triển toàn
diện cho thế hệ trẻ. Trên cơ sở nghiên cứu TCDG, tác giả Vũ Ngọc Khánh đã
sưu tầm và phân loại TCDG theo chức năng giáo dục như trò chơi vận động,
trò chơi trí tuệ, trò chơi sáng tạo, trò chơi mô phỏng. Từ cách mô phỏng này,

chơi nói chung, TCDG nói riêng được sử dụng nhiều trong các trường mầm
non Việt Nam, và được coi là một bộ phận quan trọng trong chương trình chăm
sóc – giáo dục trẻ mầm non. Nhưng trên thực tế giáo viên chưa khai thác hết
tiềm năng của các loại trò chơi, đặc biệt là TCDG nhất là trong điều kiện CNH
- HĐH như hiện nay.
TCDG hiện nay đang dần bị mai một đi, trẻ ít có cơ hội để chơi những
TCDG cổ truyền, được tiếp xúc với nền văn hóa của các thế hệ, mở rộng vốn
hiểu biết về cuộc sống… Trước hình này đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các giáo
viên mầm non cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các biện pháp thích hợp, khai

22


thác tiềm năng của TCDG trong quá trình giáo dục trẻ mầm non.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm chơi
Trong lí luận cũng như trong ứng dụng thực tiễn, gần như chưa có ai xem
xét tổng thể nội dung của phạm trù chơi trong giáo dục và dạy học, bao gồm
cả những khái niệm cụ thể như chơi, hoạt động chơi, trò chơi và đồ chơi. Cho
đến nay chưa có định nghĩa nào về khái niệm chơi được chấp nhận hoàn toàn.
Trong “Từ điển Tiếng Việt” từ “Chơi” được xác định với sáu nghĩa cơ bản
là: hoạt động giải trí (dạo chơi); dùng làm thú vui, tiêu khiển (chơi tem); có
quan hệ thân thiết cùng chung thú vui (chơi với nhau); hoạt động chỉ nhằm vui
không nhằm mục đích gì khác (trẻ con chơi đùa); chỉ trẻ em khỏe mạnh không
ốm (trẻ chịu chơi, không quấy); hành động gây hại cho người khác xem như trò
vui (chơi khăm) [40].
Theo định hướng nghiên cứu của đề tài, khái niệm “chơi” được hiểu là
những hoạt động nhà giáo dục tổ chức cho trẻ tham gia một cách có mục đích,
có kế hoạch và bằng những phương pháp cụ thể nhằm mang lại cho trẻ niềm
vui, sự thoải mái, qua đó thực hiện tối ưu những nhiệm vụ chăm sóc và giáo

sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng”.
Trò chơi dân gian thường được nảy sinh từ chính những hoàn cảnh sống
của cộng đồng đó (bối cảnh thiên nhiên, đặc điểm công việc, nét tâm lý, phong
tục mang đậm bản sắc vùng miền).
Ví dụ: Trò chơi ”Thả đỉa ba ba” thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng
… ngập nước, làm sao xuống nước mà đỉa không bắt được. Trong quá trình tồn
tại, có những trò chơi đã trở nên phổ biến.Thí dụ: Trò chơi “Rồng rắn lên mây”,
“Cướp cờ”, “Kéo co”. Có những trò chơi chỉ được lưu giữ ở các vùng miền,
các nhóm cộng đồng.

24



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status