Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá tại bệnh viện ung bướu hà nội giai đoạn 2012 2016 - Pdf 56

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến giáp (UTTG) là loại ung thư phổ biến nhất của hệ nội
tiết (90%) và chiếm 63% trong tổng số chết do ung thư tuyến nội tiết [1].
UTTG chiếm 1% các loại ung thư nói chung [2]. Trên thế giới tỷ lệ mắc
UTTG dao động khoảng 0,5-10/100.000 dân, tỷ lệ này tùy thuộc vào vùng
miền và quốc gia [3]. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ mắc ung
thư tuyến giáp cao.Theo tác giả Nguyễn Quốc Bảo năm 2010 tỉ lệ mắc ở nam
giới khoảng 1,8/100.000 dân, ở nữ khoảng 5,6/100.000 dân[4]. Theo tác giả
Nguyễn Bá Đức, ở Hà Nội tỷ lệ UTTG chiếm 2% tổng số ung thư trong đó
nam giới 0,8% nữ giới 3,6% [5], với tỷ lệ nam/nữ là 1/2. Một số yếu tố nguy
cơ gây UTTG như tiền sử tia xạ vùng đầu cổ, gia đình có người bị UTTG,
sống trong vùng bị ảnh hưởng bức xạ hạt nhân và một số yếu tố khác.
Mô bệnh học có thể chia làm hai nhóm khác nhau về lâm sàng, phương
pháp điều trị và tiên lượng, đó là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và ung thư
tuyến giáp thể không biệt hóa. Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tiến triển
chậm, bệnh nhân thường đến viện ở giai đoạn chưa di căn xa, u tại chỗ và
hạch di căn còn có thể cắt bỏ được và tiên lượng tốt. Ung thư tuyến giáp thể
không biệt hóa tiến triển nhanh, bệnh nhân thường đến viện khi khối u và
hạch đã xâm lấn rộng, không cắt bỏ được, di căn xa sớm và tiên lượng xấu.
Điều trị ung thư tuyến giáp có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị
như phẫu thuật, điều trị phóng xạ, hóa chất và điều trị nội tiết. Trong đó,phẫu
thuật đóng vai trò quan trọng nhất có tính chất quyết định đến kết quả điều trị
với các chỉ định phẫu thuật như cắt toàn bộ tuyến giáp, cắt thuỳ giáp có u và
eo giáp, ... có hoặc không kèm theo vét hạch cổ. Sau phẫu thuật cắt giáp toàn
bộ, bệnh nhân có thể được điều trị bằng I131 và hormon thay thế vừa có tác
dụng bổ xung hormon duy trì hoạt động của cơ thể vừa có tác dụng làm giảm


2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu, mô học và sinh lý tuyến giáp
1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp
1.1.1.1. Giải phẫu đại thể
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở vùng cổ trước, phía trước các vòng
sụn khí quản đầu tiên và hai bên thanh quản, giàu mạch máu, màu nâu đỏ,
hình dạng thay đổi từ chữ U đến chữ H.Các phần của tuyến giáp: Gồm 2 thùy
phải và trái, nối với nhau bởi eo giáp.
Eo giáp nằm trước khí quản từ sụn khí quản thứ nhất đến thứ tư. Liên
quan phía trước của eo giáp từ nông vào sâu là tĩnh mạch cảnh trước, cân cổ
nông, mạc các cơ dưới móng, cơ giáp móng, cơ ức giáp và mạc trước khí
quản [9].
Thùy tuyến giáp có hình tháp 3 mặt:mặt ngoài, mặt trong và mặt sau; 2
bờ: Các bờ :bờ trước và bờ sau; và 2 cực: cực trên và cực dưới. Thuỳ giáp dài
5-8 cm, rộng từ 2-4 cm, trọng lượng 40-42g, nằm trước bên khí quản, trải dài
từ hai bên sụn giáp đến vòng sụn khí quản thứ năm.


4

Hình 1.1. Tuyến giáp nhìn từ trước[10]
1.1.1.2. Cấu tạo tuyến giáp
Tuyến giáp được bọc trong bao mô liên kết mỏng, mỗi nang tuyến có
một hàng tế bào biểu mô trụ, hình dạng phụ thuộc vào tình trạng hoạt động
của tuyến. Mỗi nang tuyến là một tiểu thuỳ tuyến. Như vậy, TG có rất nhiều
tiểu thuỳ. Mô liên kết nằm giữa các nang tuyến gọi là chất đệm [9, 10].
Tuyến giáp được cố định bởi các thành phần: bao tạng đính chặt TG
vào khung thanh quản, dây chằng treo trước từ mặt giữa trên của mỗi thuỳ tới sụn
giáp và sụn nhẫn, mặt sau giữa dính vào cạnh của sụn nhẫn, vòng khí quản thứ
nhất và thứ hai bởi dây chằng treo sau (dây chằng Berry),TK TQQN, mạch, tổ

ngang ra ngoài, đổ vào TM cảnh trong. TM giáp dưới bên phải đi xuống trước
khí quản và đổ vào TM cánh tay đầu phải còn TM giáp dưới bên trái đi xuống
dưới trước khí quản, qua cơ ức giáp đổ vào thân TM cánh tay đầu trái. Các
TM giáp dưới có thể tạo thành đám rối TM trước khí quản [9, 10].
1.1.1.4. Dẫn lưu bạch huyết (BH) của tuyến giáp.
Dẫn lưu BH của TG bên trái đổ vào ống ngực và bên phải đổ vào ống
BH phải.Vùng đầu cổ có 200 hạch BH, các hạch BH vùng cổ được chia làm 7
vùng từ I - VII theo Hiệp Hội Đầu Cổ Hoa Kỳ [11].
- Vùng I: hạch dưới cằm và dưới hàm.
- Vùng II: hạch cảnh trên.
- Vùng III: hạch cảnh giữa.
- Vùng IV: hạch cảnh dưới.


6

- Vùng V: hạch thượng đòn và tam giác sau.
- Vùng VI: hạch khoang trung tâm gồm:hạch trước thanh quản, trước
khí quản và hạch cạnh khí quản.
- Vùng VII: Hạch trung thất trên.
Tuy nhiên vẫn xẩy ra di căn kiểu nhảy cách.
Giữa đám rối BH trong niêm mạc khí quản và của TG có sự thông
thương trực tiếp với nhau. Điều này giải thích những trường hợp UTTG có di
căn sớm vào hạch trước khí quản (tương ứng với eo giáp).

Hình 1.3. Phân nhóm vùng hạch cổ theo Hiệp hội Đầu Cổ Hoa Kì [11]
-ĐM cảnh chung là mốc để phân biệt khoang BH trung tâm và khoang
bên, đó là những khoang thường được tiến hành nạo vét hạch trong UTTG.
1.1.1.5. Liên quan của tuyến giáp
Mặt trước ngoài liên quan với cơ ức giáp, cơ vai móng, cơ ức móng

dướibó cơ khít hầu dưới. Dây TK TQQN thường phân chia ở chỗ bắt


8

chéo với nhánh của ĐM giáp dưới. Chỉ có nhánh vào thanh quản mới là
nhánh vận động.
o Dây TK TQQN trái (T): Tách ra từ dây X ở bờ dưới quai ĐM chủ, do
đó TK TQQN (T) có một đoạn trong ngực, từ nguyên ủy TK TQQN
(T) cuộn vòng quanh phía dưới sau cung động mạch chủ rồi đi ngược
lên trên.
o Ở cổ: TK TQQN có thể đi trong rãnh khí thực quản và cho các nhánh
nhỏ tới chi phối cho khí quản và thực quản. TK TQQN đi giữa sừng
dưới sụn giáp và cung sụn nhẫn rồi xuyên qua màng nhẫn giáp để vào
thanh quản.
- Tuyến cận giáp: hình bầu dục, dẹt, màu vàng nâu, nằm ở bờ sau của thuỳ
TG, trong bao tuyến. Kích thước trung bình: dài 6mm, rộng 3- 4mm và dày
khoảng 1-2mm, nặng chừng 50mg. Có từ 2-6 tuyến, thường có 4 tuyến. Các
tuyến cận giáp liên quan với bờ sau thuỳ bên của TG. Sự tiếp nối giữa ĐM
giáp trên và ĐM giáp dưới nằm dọc theo bờ sau thuỳ bên TG, có liên quan
mật thiết với các tuyến cận giáp, là mốc để tìm tuyến cận giáp[9, 10].
-Vị trí: Nghiên cứu 200 trường hợp về giải phẫu tuyến cận giáp của J.C Gillot
cho thấy tuyến cận giáp ở các vị trí sau:
• Tuyến cận giáp trên: Có thể ở 1 trong 3 vị trí.
+ Vị trí 1: ở ngay phía trên của TG, tiếp giáp với sụn giáp.
+ Vị trí 2: phía trên sừng nhỏ của sụn giáp.
+ Vị trí 3: ở gần thân ĐM giáp dưới và các nhánh chia lên trên.
• Tuyến cận giáp dưới: ở 1 trong 3 vị trí sau:
+ Vị trí 1: Sát nhánh của ĐM giáp dưới chia xuống dưới hoặc trong
đám mỡ xung quanh dây quặt ngược.

gắn Iod nguyên tử dạng oxy hóa vào tyrosin để tạo thành hormon ở dạng gắn
với Thyroglobulin, giai đoạn giải phóng T3 , T4 vào máu. Hormon TG giải


10

phóng vào máu chủ yếu là T4(93%) còn lại là T3(7%). Trong máu T3 và T4
tồn tại chủ yếu ở dạng gắn với protein huyết tương, chỉ có 0,5% lượng T3 và
0,05% lượng T4 tồn tại ở dạng tự do (FT3,FT4) trong đó FT3 là dạng hormon
TG hoạt động tại tế bào.
Điều hòa sinh tổng hợp hormon T3, T4 được thực hiện theo cơ chế điều
hòa ngược giữa nồng độ T3, T4 với nồng độ hormon kích thích TG TSH được
sản xuất tại tuyến yên. Ngoài ra T3, T4 còn được điều hòa bài tiết theo cơ chế
tự điều hòa khi có sự thay đổi nồng độ iod vô cơ, hữu cơ trong TG[13, 14].
Hormon tuyến giáp tác dụng lên sự phát triển của cơ thể, tác dụng lên
chuyển hóa tế bào, chuyển hóa các chất của cơ thể, tác dụng lên hệ thống thần
kinh cơ, tác dụng lên hệ thống tim mạch, huyết áp, tác dụng lên cơ quan sinh
dục, tác dụng lên các tuyến nội tiết khác.
Calcitonin do tế bào C tiết ra, có tác dụng làm giảm nồng độ calci huyết
do cơ chế tăng lắng đọng calci ở xương bởi sự hạn chế hoạt động và hình
thành các hủy cốt bào. Calcitonin đặc biệt có ý nghĩa ở giai đoạn dậy thì nhằm
đáp ứng với tốc độ thay đổi xương tạo nên tầm vóc của cơ thể [14].
Thyroglobulin (Tg) là một chất được tổng hợp bởi tế bào TG và được tiết
vào lòng nang tuyến. Bình thường Tg không tiếp xúc với các thành phần khác của
cơ thể nên hệ miễn dịch không biết đến nó. Trong trường hợp nang TG bị tổn
thương, Tg được giải phóng vào máu, kích thích hệ liên võng nội mô sản xuất ra
tự kháng thể kháng lại Tg (Anti Tg) [14-16].
1.2. Dịch tễ học, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ung thư tuyến giáp
1.2.1. Dịch tễ học
Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1-2% tất cả các loại ung thư trên thế

trong bệnh cảnh đa u nội tiết MEN 2.
- Yếu tố di truyền và nguồn gốc gen:


12

+ Hiện nay người ta đã biết đến một số đột biến gen sinh ung thư tuyến giáp,
tuy nhiên vai trò chắc chắn của chúng còn chưa được chứng minh. Đột biến gen
RET nằm trên NST số 10, gen BRAF và gen PTC có thể sinh ung thư tuyến giáp
thể nhú và thể tủy, gen RAS có thể sinh ung thư tuyến giáp thể nang[19].
Ngoài ra một số tác giả Việt Nam ghi nhận 1 số yếu tố nguy cơ khác
như người sống ở vùng biển, nơi có chế độ ăn giàu iod hoặc người có tiền sử
Basedow khi có u đặc tuyến giáp thì dễ nghi ngờ ung thư tuyến giáp.
1.3. Đặc điểm bệnh học
1.3.1. Lâm sàng
Triệu chứng cơ năng [20, 21].
Trong giai đoạn đầu, triệu chứng cơ năng thường nghèo nàn, ít có giá trị.
Đa số bệnh nhân đến khám vì xuất hiện khối u giáp.U lớn nhanh gợi ý ung
thư. Giai đoạn muộn: khối u lớn, xâm lấn thường có biểu hiện nuốt vướng,
khó thở, khàn tiếng hoặc ung thư thể không biệt hoá phát triển nhanh, u to
dính với mô xung quanh, xâm lấn khí quản gây nghẹt thở.
Triệu chứng thực thể [2, 22-24]
+ Khối u: u có một hay nhiều nhân với đặc điểm u cứng, bờ rõ, bề mặt
nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt; có thể ở một thuỳ, eo hoặc cả hai
thuỳ TG; khi u lớn thường cứng, cố định, đỏ da, sùi loét hoặc chảy máu.
+ Hạch cổ: chuỗi hạch cảnh, hạch trước khí quản, hạch chuỗi quặt
ngược, hạch gai. Hạch cổ 1 bên hoặc hạch cổ 2 bên với đặc điểm rắn, di động,
không đau. Một số trường hợp có hạch trước khi tìm thấy u nguyên phát. Ở
người trẻ, hạch cổ xuất hiện gợi ý UTTG ngay cả khi không sờ thấy u TG,
nhưng thực ra bệnh có thể đã có nhiều năm.

hiệu cao, thực hiện nhanh, ít tốn kém, an toàn, ít gây tai biến.
- Sinh thiết tức thì: là phương pháp chẩn đoán giải phẫu mô bệnh học tức thì
trong phẫu thuật, giúp phẫu thuật viên đưa ra phương án phẫu thuật phù hợp


14

ngay trong ca mổ, hạn chế việc bệnh nhân phải phẫu thuật lại lần 2 khi có kết
quả mô bệnh học sau mổ và giảm tỉ lệ phải cắt toàn bộ tuyến giáp. Kết quả
sinh thiết tức thì gồm lành tính, ác tính và nghi ngờ [21, 32, 36]. Theo nghiên
cứu của Mulcahy và cộng sự cho thấy kết hợp chọc hút kim nhỏ và sinh thiết
tức thì với tổn thương dạng nang bỏ sót tới 30% ung thư tuyến giáp thể
nang[37]. Theo Mc Henry và cộng sự cho thấy sinh thiết tức thì với các khối
u đặc có độ nhậy 93%, độ đặc hiệu 100% và độ chính xác lên tới 97%[34].
- Sinh thiết khối u sau mổ: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác MBH
của khối u. Hiện nay phân loại MBH gồm bốn loại chính được hầu hết các tác
giả và đặc biệt là AJCC sử dụng trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu.
o Ung thư thể nhú.
o Ung thư thể nang.
o Ung thư thể tuỷ.
o Ung thư thể không biệt hoá.
Các thể mô bệnh học khác rất hiếm gặp: u lympho biểu hiện tại tuyến
giáp, Sarcom tuyến giáp, di căn từ tổn thương nơi khác đến…
- Xét nghiệm định lượng hormone [2, 16, 21, 23, 38]

 Định lượng T3 (FT3), T4 (FT4), TSH: đánh giá tình trạng tuyến giáp
có cường giáp, suy giáp hay bình giáp.

 Định lượng Thyroglobulin (Tg) và Anti Thyroglobulin (Anti Tg).
Là 2 chất chỉ điểm dùng trong ung thư tuyến giáp thể biệt hoá. Với những

thăm khám lâm sàng cẩn thận và các phương pháp cận lâm sang, trong đó
quan trọng nhất là kết quả mô bệnh học.
1.3.3.2. Chẩn đoán giai đoạn
Phân loại theo giai đoạn TNM theo AJCC 2010 [44]
- T (tumor): khối u nguyên phát.
+ Tx: u nguyên phát không xác định được.


16

+ To: không có bằng chứng của khối u nguyên phát.
+ T1: u có đường kính < 2cm, giới hạn trong TG.
o T1a: u có đường kính < 1cm.
o T1b: u có đường kính từ 1 - 2cm.

+ T2:u có đường kính 2 - 4cm, giới hạn trong TG.
+ T3: u lớn có đường kính > 4cm, vẫn nằm trong giới hạn của TG hoặc
u kích thước bất kỳ có vi xâm lấn ra ngoài TG ( như xâm lấn cơ ức giáp hoặc
tổ chức xung quanh TG ).
+ T4:
o T4a: khối u kích thước bất kỳ phá vỡ vỏ TG xâm lấn tổ chức
dưới da, thanh quản, khí quản, thực quản hoặc TK TQQN.
o T4b: u kích thước bất kỳ xâm lấn cân trước sống và bao cảnh
hoặc các mạch máu trung thất.
Tất cả các u giáp thể không biệt hoá được coi là T4
o T4a: ung thư giới hạn trong TG.
o T4b: ung thư xâm lấn ra ngoài TG trên đại thể.
- N (node): hạch lympho trong vùng cổ và trung thất trên.
+ Nx: hạch vùng không xác định được.
+ No: không di căn hạch.

Giai đoạn IV
Ung thư TG thể tủy
Giai đoạn I

T bất kỳ, N bất kỳ, M1
T1, No, Mo

Giai đoạn II

T2-T4, No. Mo

Giai đoạn III

T4, No, Mo

Giai đoạn IV

T bất kỳ, N1, Mo

T bất kỳ, N bất kỳ, M1
Ung thư TG không biệt hóa, tất cả mọi trường hợp đều giai đoạn IV
1.3.3.3. Chẩn đoán phân biệt:dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng.
- Bướu cổ đơn thuần
- Chẩn đoán phân biệt giữa các thể UTTG
- Viêm hạch vùng cổ:
- U nang tuyến giáp lành tính:
- Khối u lành tính tuyến giáp:
- Ung thư biểu mô tuyến cận giáp:
- Các ung thư di căn đến tuyến giáp: các khối ung thư di căn đến vùng
thượng đòn có thể xâm lấn vào TG như ung thư biểu mô ở thận, ung thư

đến 45 tuổi; Không có tiền sử chiếu xạ vùng đầu cổ; Không có di căn xa;
Không có hạch cổ; Không có xâm lấn, phá vỡ vỏ bao TG; Kích thước khối u


19

< 4cm; Chưa có biến thể nang.Tuy vậy vẫn có thể cắt toàn bộ TG, có thể có
nạo vét hạch dự phòng nhóm VI hoặc không.
+ Cắt TG toàn bộ + nạo vét hạch cổ có chỉ định:Nếu kết quả hạch đồ
hoặc chọc hạch (+) có chỉ định nạo vét hạch cổ: nạo vét hạch cổ trung tâm
hoặc nạo vét hạch cổ chức năng tùy thuộc vào lâm sàng và siêu âm.Nếu hạch
cổ (-) có thể nạo vét hạch cổ dự phòng nhóm trung tâm với mức đồng thuận
Catergory 2B.
Ngày nay cắt TG toàn bộ được ủng hộ vì loại ung thư này tìm thấy ở cả
hai thùy 60-80% và 5-10% tái phát ra ở thùy giáp đối bên khi phẫu thuật cắt
một thùy TG, nghiên cứu ở Mayo Clinic với 1685 bệnh nhân, tỷ lệ tái phát sau
cắt thùy giáp là 22% so với 8% được cắt toàn bộ TG. Phương pháp này còn tạo
điều kiện thuận lợi cho việc điều trị bổ trợ bằng I 131 để theo dõi sau điều trị
bằng định lượng nồng độ Tg.
- Ung thư thể nang: Trong trường hợp này nên tiến hành cắt TG toàn bộ, không
phải vì bị ung thư xâm lấn mà tạo ra sự suy giáp tạm thời để bất kỳ tế bào ung
thư nào còn sót lại trong cơ thể sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi I131.
- Ung thư thể tuỷ: với loại ung thư này, tỉ lệ xâm lấn hai bên cao và thường có
di căn hạch vùng từ giai đoạn sớm. Do đó phương pháp điều trị là cắt TG toàn
bộ và vét hạch cổ.
- Ung thư thể không biệt hoá: phẫu thuật chỉ định cho những u nhỏ, còn khả năng
phẫu thuật. Tuy nhiên hầu hết loại này đều không còn khả năng phẫu thuật ở thời
điểm chẩn đoán, có chăng chỉ là mở khí quản để duy trì đường thở.
Hiện nay, với ung thư tuyến giáp thể biệt hoá, tại Bệnh viện Ung bướu
Hà Nội chúng tôi chủ yếu là phẫu theo 2 phương pháp là cắt toàn bộ tuyến



21

1.4.3. Điều trịhormone
Qua nhiều năm nghiên cứu đã chứng minh UTTG thể biệt hoá (nhú,
nang) đáp ứng tốt với điều trị hormon: TSH là một hormon của tuyến yên có
tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào giáp lành và ác. Dùng hormon T 4
hoặc T3 liều cao (200 g) để ức chế sự tiết ra TSH của tuyến yên, do đó làm
giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa. Crile (1985) đã ghi nhận đây là một
phương pháp điều trị hỗ trợ với mục đích ngăn ngừa tái phát sau mổ, mang lại
sự phục hồi tạm thời, đôi khi là lâu dài khi cócác di căn [41, 46].
Theo khuyến cáo của các nhà ung thư học Mỹ, hormon hay dùng là
Lovothyroxin hoặc Levothyrox với liều 50-200 g/24h, uống 1 lần vào 8h
sáng, tùy theo từng bệnh nhân sao cho đạt được nồng độ TSH huyết thanh duy
trì trong khoảng 0.1-2 mUI/l với giai đoạn I, II và dưới 0.1 mUI/l với giai
đoạn III và IV hoặc có di căn xa [51].
1.4.4. Xạ trị ngoài [46, 52]
Trong ung thư tuyến giáp biệt hóa chỉ định xạ trị là rất hạn chế bởi tế bào
ung thư của thể này ít nhạy cảm với xạ trị. Xạ trị ngoài chỉ định trong di căn
xương nhưng không phẫu thuật được, hoặc di căn cột sống, hoặc nền sọ mà
không bắt iod phóng xạ, các trường hợp phẫu thuật không lấy hết được tổ
chức ung thư, có nguy cơ tái phát, ung thư thểkhông biệt hoá hoặc phối hợp
với I131 để tăng hiệu quả của iod phóng xạ vì các u lớn khó kiểm soát đơn
thuần bằng I131, hoặc không thể phẫu thuật được.
1.4.5.Hóa chất [16, 46, 52]
Hoá chất ít được áp dụng trong điều trị UTTG vì hiệu quả kém, nhất là
loại biệt hoá. Chỉ định trong điều trị ung thư tuyến giáp không biệt hoá. Có
thể sử dụng Doxorubicin đơn thuần hóa xạ đồng thời với Paclitaxel và/hoặc
Carboplatin.


23

đó Hucher là người đầu tiên sử dụng phẫu thuật nội soi để cắt thùy TG [54].
Từ đó loại hình phẫu thuật này đã được phát triển rộng rãi, trong đó có áp
dụng cho phẫu thuật UTTG. Seidlin là người đầu tiên điều trị UTTG bằng
đồng vị phóng xạ I131[3, 28]. Và cho đến nay đã có nhiều phương pháp điều trị
UTTG như phẫu thuật, điều trị phóng xạ, hóa trị liệu, hormon liệu pháp…
bằng một hoặc nhiều phương pháp phối hợp.
1.5.2. Tại Việt Nam
Từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Nguyễn Vượng là người
đầu tiên sử dụng kỹ thuật chọc hút kim nhỏ để chẩn đoán bệnh trong đó có
các bệnh về tuyến giáp. Năm 1982, Phạm Gia Khải là người đầu tiên sử dụng
siêu âm trong chẩn đoán bệnh tuyến giáp [27, 33, 55].Năm 1996, bàn về tái
phát, Lê Chính Đại cho thấy tỉ lệ tái phát là khoảng 25%[56].
Lê Văn Quảng năm 2000 nghiên cứu trên 308 bệnh nhân ung thư tuyến giáp
được điều trị phẫu thuật và liệu pháp hormon thay thế tại bệnh viện K từ năm
1992 đến 2000 cho thấy tỉ lệ sống thêm 5 năm là 83,6%, trong 5 năm theo dõi thì
tỉ lệ tái phát tại u là 12%, tái phát tại hạch 15% và di căn xa là 6,4%[57].
Nghiên cứu của Đinh Xuân Cường nghiên cứu trên 225 bệnh nhân ung
thư tuyến giáp tại bệnh viện K từ năm 1999 đến năm 2004 cho thấy tỉ lệ sống
thêm 5 năm toàn bộ là 85,6% trong đó các theo các giai đoạn thì GĐ I 96,3%
GĐ II 88,9 và GĐ III là 63,9[58].
Ngoài ra còn có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả khác như Trần
Ngọc Lương về phẫu thuật nội soi TG [59]; Trịnh Thị Minh Châu, Trương
Xuân Quang về kết quả điều trị phẫu thuật kết hợp với I 131 trị liệu ở bệnh
nhân tái phát/di căn[49]; Trần Xuân Bách, Nguyễn Xuân Phong, Nguyễn Thị
Hoa Hồng nghiên cứu về bướu giáp [29, 30, 47], Chử Quốc Hoàn….




 Bệnh nhân xuất hiện tái phát nhưng bỏ điều trị sau đó.
 Bệnh nhân tử vong do những nguyên nhân khác không phải do ung
thư tuyến giáp.
 Tiền sử hoặc sau điều trị mắc các bệnh ung thư ở các cơ quan, bộ
phận khác kèm theo hoặc các bệnh có nguy cơ tử vong gần tại thời
điểm nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm: Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu là mô tả hồi cứu có theo dõi dọc.
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Lấy mẫu thuận tiện
2.2.3. Biến số nghiên cứu
Biến số trong nghiên cứu này được chia thành các nhóm chính như sau:
- Thông tin chung: tuổi, giới tính, nghề nghiệp và các yếu tố nguy cơ
- Đặc điểm lâm sàng: Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên, triệu chứng cơ
năng, triệu chứng thực thể u, hạch và dây thanh
- Đặc điểm cận lâm sàng: kết quả siêu âm u, kết quả siêu âm hạch, kết quả
chọc hút tế bào bằng kim nhỏ và kết quả sinh thiết tức thì
- Điều trị phẫu thuật: chẩn đoán trước phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật u
và nạo vét hạch, kết quả mô bệnh học u và hạch sau phẫu thuật, chẩn đoán
giai đoạn TNM sau phẫu thuật và hướng điều trị tiếp.
- Theo dõi sau điều trị:



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status