Tác động của việc Việt Nam gia nhập wto đến hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sản xuất - Pdf 83

Đề án môn học SV: Nguyễn Xuân Lưu
LỜI NÓI ĐẦU
Từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đi vào giai đoạn đổi mới toàn
diện. Cơ cấu kinh tế đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan
liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước thi hành chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu quốc tế về mọi
mặt, khuyến khích các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam,
tăng cường hợp tác song phương và đa phương về kinh tế, văn hóa, khoa
học, kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới.
Dưới tác động của các chính sách kinh tế xã hội mới, nhiều biến đổi
to lớn đã diễn ra . Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến
quan trọng, liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao và ổn định trong nhiều
năm, đời sống của người dân ngày càng ổn định và nâng lên.
Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Bên cạnh đó việc
gia nhập tổ chức thương mại thế giới có những tác động rất lớn đến các
doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế. Nghiên cứu những tác động để tìm
ra biện pháp thúc đẩy và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cho các
doanh nghiệp để phù hợp với tình hình mới là một nội dung hết sức quan
trọng và cần thiết.
Vì vậy,em quyết định lựa chọn đề tài: “Tác động của việc Việt Nam gia
nhập wto đến hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sản xuất”
Trong đề tài này, em tập trung nghiên cứu những tác động của việc Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến hoạt động thương mại của các
doanh nghiệp sản xuất trong nước nhằm đề ra các biện pháp khắc phục cũng
như phát triển mở rộng hoạt động thương mại cho các doanh nghiệp sản
xuất.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
Đề án môn học SV: Nguyễn Xuân Lưu

chủ yếu của hoạt động thương mại ở doanh nghiệp. Nhưng để thực hiện hai
chức năng trên doanh nghiệp phải tham gia vào hệ thống các mối quan hệ
kinh tế phức tạp. Mối quan hệ kinh tế đó phát sinh giữa các doanh nghiệp do
phân công lao động xã hội quyết định và được điều tiết bằng tài chính và
pháp luật.
Sự cần thiết của công tác tài chính trong quá trình thực hiện hoạt
động thương mại là do việc tuân thủ các qui luật vốn có của sản xuất hàng
hóa. Đối với các doanh nghiệp, vật tư kĩ thuật là hàng hóa và được trao đổi
mua bán như những hàng hóa thông thường khác. Vì vậy, công tác tài chính
trong lĩnh vực điều tiết các nghiệp vụ thương mại được coi là một khâu quan
trọng của hoạt động thương mại doanh nghiệp.
Mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm bao giờ cũng gắn liền với một
khối lượng lớn công việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Tất cả những
vật tư kĩ thuật mua sắm cho doanh nghiệp phải được tổ chức vận chuyển,
tiếp nhận và bảo quản tốt. Có như vậy mới bảo đảm được yêu cầu của tiêu
dùng sản xuất. Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm cũng vậy, sản phẩm sản
xuất ra phải được tổ chức tiếp nhận, phân loại, bao gói, bảo quản và xuất bán
cho khách hàng nhanh chóng kịp thời.
Như vậy, nội dung chủ yếu của hoạt động thương mại doanh nghiệp
bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và phục vụ quá trình mua sắm vật tư
cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như tài chính, luật pháp, dịch vụ, vận tải,
kho tàng…
Hoạt động thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và
thực tế ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu kinh tế của dóanh nghiệp. Vai trò
của hoạt động thương mại ngày càng gia tăng, có ý nghĩa quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, hiện nay ở các doanh nghiệp,
hoạt động thương mại đươc đặc biệt quan tâm từ khâu tổ chức quản lí đến tổ
chức các hoạt động thương mại và phòng kinh doanh đã trở thành bộ phận
trọng yếu trong bộ máy điều hành của doanh nghiệp.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đề án môn học SV: Nguyễn Xuân Lưu
chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc
biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh.
Các cam kết chính trong vấn đề đa phương là: Việt Nam chấp nhận bị
coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tức là không muộn hơn
31/12/2018.
Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào
là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó
ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường”
chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Và các thành viên WTO
không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta
dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
Về dệt may, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt
may đối với Việt Nam khi vào WTO (riêng trường hợp ta vi phạm quy định
WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện
pháp trã đũa nhất định). Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp
dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của nước ta.
Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại
trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa
hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước
ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành
dệt may).
Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất
khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền
được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển
trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn
chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
5
Đề án môn học SV: Nguyễn Xuân Lưu

khác. Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của DNNN không phải là mua sắm
Chính phủ.
Về tỷ lệ cổ phần thông qua quyết định tại DN: Điều 52 và 104 của Luật
DN quy định một số vấn đề quan trọng có liên quan đến hoạt động của công
ty TNHH và Công ty cổ phần chỉ được phép thông qua khi có số phiếu đại
diện ít nhất là 65% hoặc 75% vốn góp chấp thuận. Quy định này có thể vô
hiệu hóa quyền của bên góp đa số vốn trong liên doanh. Do vậy, ta đã xử lý
theo hướng cho phép các bên tham gia liên doanh được thỏa thuận vấn đề
này trong điều lệ công ty
Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, ta đồng ý cho nhập khẩu xe
máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì
gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên
sẽ chỉ có một DN nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điều và
xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất
cao. Với ôtô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá
5 năm.
Về cam kết thực hiện minh bạch hóa, ngay từ khi gia nhập Việt Nam sẽ
công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn
dành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Việt Nam cũng cam kết
sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí, trang tin điện tử của
bộ, ngành.
Một số cam kết liên quan khác: thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết sẽ
giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình,
không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
7
Đề án môn học SV: Nguyễn Xuân Lưu
Về đa phương, Việt Nam còn đàm phán một số vấn dề đa phương khác
như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp

Cam kết về mở của thị trường dịch vụ
Về diện cam kết, trong Hiệp định thương mại song phương (BTA) với
Hoa Kỳ ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong thỏa
thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng
110 ngành. Về mức độ cam kết, với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có
những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch… ta giữ được mức
độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng
khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn
chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát
triển đã được phê duyệt cho các ngành này.
Cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản như BTA. Trước hết,
công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi
nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngoài ra,
công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt
Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam.
Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần
trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa
thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài
mua tối đa 30% cổ phần.
Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Đồng ý cho phép các DN nước ngoài
được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập
để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, Việt Nam còn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
9
Đề án môn học SV: Nguyễn Xuân Lưu
giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ
định các ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Bảo lưu được một danh mục các
dịch vụ dành riêng cho các DN Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp
trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ… Tất cả các công ty vào Việt
Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan nhà

(không quá 30%).
Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100%
vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO
Các cam kết khác, với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý,
kế toán, xây dựng, vận tải… mức độ cam kết về cơ bản không khác nhiều so
với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản.
III. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động thương
mại của doanh nghiệp sản xuất
1.Cơ hội khi gia nhập WTO
1.1. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được
tiếp cận mức độ tự do hóa này mà không phải đàm phán hiệp định thương
mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội
lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc
tế.
Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một
số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành
được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào
cản thương mại. Chẳng hạn, theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi
hạn chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005.
Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích này nếu có mối quan hệ
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
11
Đề án môn học SV: Nguyễn Xuân Lưu
thương mại "như thế nào đó" đối với các nước thành viên WTO. Đối với
thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra
nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế
quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản như
Việt Nam.
Từ thập kỷ 90 cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam đã có bước phát

mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hàng Việt Nam đã chiếm được thị phần
nhất định ở những thị trường lớn thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản...
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển xuất khẩu
lâu dài thời kỳ 2001 – 2010 cho các đơn vị kinh tế và định hướng xuất khẩu
năm 2004. Năm 2004, dự kiến xuất khẩu hàng hoá đạt 22,45 tỷ USD, tăng
13% so với năm 2003, trong đó các doanh nghiệp 100% vốn trong nước dự
kiến 10,85 tỷ USD, tăng 9,5% các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
dự kiến 11,6 tỷ USD, tăng 16,4%. Tăng cường xuất khẩu vào các thị trường
Hoa Kỳ, EU, Nhât Bản, Ôxtrâylia, các nước ASEAN, các tiểu vương quốc ả
rập thống nhất, Nam Phi, Mêxico, Canada, Hàn Quốc, Nga
Định hướng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010
Nhóm hàng hoá
Kim ngạch 2010
(triệu USD)
Tỷ trọng
2000 2010
1. Nguyên, nhiên liệu 1.750 20,1 3 – 3,5
2. Nông sản, thuỷ sản 8.000 – 8.600 23,3 16 – 17
3. Chế biến chế tạo 20.000 – 21.000 31,4 40 – 45
4. Công nghệ cao 7.000 5,4 12 – 14
5. Hàng hoá khác 12.500 19,4 23 – 25
Tổng xuất khẩu hàng hoá 48.000 – 50.000 100 100
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
13
Đề án môn học SV: Nguyễn Xuân Lưu
Định hướng thị trường xuất khẩu của Việt Nam tới 2010
(Đơn vị: %)
Thị trường Tỷ trọng 2005 Tỷ trọng 2010
Châu á 57-60 46-50
Nhật Bản 15-16 17-18


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status