nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai có sự tham vấn cộng đồng trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hoà bình - Pdf 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CÓ SỰ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN TỈNH HOÀ BÌNH
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 62 62 15 16
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ KHUY
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG
TS. ĐỖ THỊ TÁM
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ 1
1. T V N ĐẶ Ấ ĐỀ 1
1.1. Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à 1
1.2. M c tiêu nghiên c uụ ứ 3
1.2.1. M c tiêu t ng quátụ ổ 3
1.2.2. M c tiêu c thụ ụ ể 3
1.3. Tính m i v nh ng óng góp c a t iớ à ữ đ ủ đề à 3
1.3.1. Ý ngh a v lý lu nĩ ề ậ 3
1.3.2. Ý ngh a v th c ti nĩ ề ự ễ 3
1.4. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 3
1.4.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 3
1.4.2. Ph m vi nghiên c uạ ứ 4
2. T NG QUAN T I LI U V C C V N NGHIÊN C UỔ À Ệ À Á Ấ ĐỀ Ứ 5
2.1. C s khoa h c c a tham v n c ng ngơ ở ọ ủ ấ ộ đồ 5
2.1.1. C s lý lu nơ ở ậ 5
2.1.2. C s th c ti nơ ở ự ễ 10
2.2. Kinh nghi m qu c t v tham v n c ng ng trong qu n lý t aiệ ố ế ề ấ ộ đồ ả đấ đ 10

C NG NGỘ ĐỒ 48
6. T i li u tham kh oà ệ ả 69
2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý giá, di sản đặc
biệt của dân tộc. Đất đai và quan hệ đất đai là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử
cách mạng Việt Nam. Ngày nay, trong quá trình Đổi mới, Đảng CSVN đã
luôn quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách đất đai, đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH đất nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển
vào năm 2020 với mục tiêu: dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh
Thể chế hóa chính sách đất đai của Đảng, Hiến pháp CHXHCN Việt
Nam (1992) đã quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17); Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật (Điều 18). Cụ thể hóa
các quy định của Hiến pháp (1980,1992), Luật Đât đai (1987, 1993), Luật bổ
sung, sửa đổi Luật Đất đai (1998, 2001), và Luật Đất đai 2003, đã quy định
các nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà
nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, pháp luật, sử dụng đất đai
hợp lý hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ cải tạo bồi dưỡng đất, bảo vệ môi trường
để phát triển bền vững; Các quyền của người sử dụng đất: được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dung đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất, được hưởng thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất được giao,
được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng
đất, được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh ; Nghĩa vụ
của người sử dụng đất: sử dụng đúng mục đích, bảo vệ đất, bảo vệ môi tr-
ường, nộp thuế, lệ phí, tiền sử dụng đất, bồi thường khi được nhà nước giao
đât, trả lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992) đã quy định: “Công dân
có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định cơ sở khoa học của tham vấn cộng đồng nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý đất đai đất cấp huyện góp phần tăng cường hiệu lực của công tác
quản lý Nhà nước về đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định cơ sở khoa học của tham vấn cộng đồng trong quản lý đất
đai cấp huyện.
- Đánh giá thực trạng tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai huyện
Lương Sơn.
- Đề xuất các giải pháp để tăng cường sự tham vấn của cộng đồng trong
quản lý đất đai góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về
đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về lý luận
Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học của tham vấn cộng
đồng trong quản lý đất đai cấp huyện trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng của quản lý
đất đai, tăng cường hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về đất đai đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững của huyện Lương Sơn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng trong
quản lý đất đai của các huyện có điều kiện tương tự.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quản lý đất đai có sự tham vấn cộng đồng
- Đối tượng tham vấn là cộng đồng dân cư
3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Quản lý đất đai có sự tham vấn cộng đồng, giới hạn trong phạm vi:

cộng đồng.
- Đối với các cấp lãnh đạo, quản lý nhà nước về đất đai hoạt động tham
vấn có ý nghĩa tích cực đối với các chủ thể của công tác lập và thực thi các
chính sách pháp luật đất đai, quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất và thu hồi đất
bồi thường hỗ trợ tái định cư.
5
Là cơ sở để chỉnh sửa và bổ sung quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất và
thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư sát thực với thực tế và mong muốn
của người dân, nhằm đạt tính khả thi cao trong hiện thực. Thông qua hoạt
động tham vấn, chủ thể quản lý có nhiều nguồn thông tin và cách nhìn
tổng thể về phát triển kinh tế để có các giải pháp tuỳ theo tính cấp bách và cần
thiết của từng nhiệm vụ phát triển.
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động tham vấn tạo cơ hội để các doanh
nghiệp đưa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị cụ thể tháo gỡ những khó
khăn, bức xúc từ thực tiễn hoạt động của mình.
Các doanh nghiệp đã có những ý kiến đóng góp có giá trị trong
việc huy
động nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Cũng như
người dân /cộng đồng, nhóm các doanh nghiệp đánh giá cao việc đổi mới
trong lập quy hoạch và mong muốn các ý kiến đóng góp của họ được
ghi nhận và xem xét một cách nghiêm túc.
- Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực trên, cũng vẫn còn những
bất cập cụ thể:
+ Thiếu những qui định, cơ chế bảo đảm sự tham gia hiệu quả của
cộng đồng trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai.
+ Việc tham vấn một số nơi, trường hợp chỉ dừng lại ở việc lấy ý kiến
mang tính hình thức.
+ Cơ chế giải đáp, tiếp thu ý kiến tham vấn còn bất cập, chưa được thực
hiện nghiêm túc trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật đất đai.
Hệ thống văn bản pháp luật về sự tham gia của cộng đồng.

ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
7
Tham vấn cộng đồng là việc một cộng đồng được tham khảo về ý
kiến, thái độ, và những mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển nào
đó trong tiến trình lập kế hoạch. Đây là cơ hội cho mọi người có thể bày tỏ ý
kiến của họ, bằng cách này họ có thểảnh hưởng đến các việc ra quyết định.
Hiện nay đã có quy chế buộc phải có sự tham gia ý kiến của người dân trong
tiến trình lập kế hoạch và ra quyết định.
• Vì sao cần phải tham khảo ý kiến cộng đồng?
- Dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng;
- Các sản phẩm của dự án sẽ do cộng đồng quản lý, sử dụng;
- Nên việc thực hiện dự án phải có sự đồng thuận cao của cộng đồng.
• Cộng đồng tham gia vào những việc gì?
(i) Tham gia đóng góp: ý kiến, công sức, kiến thức, đất đai và tiền
(ii) Tham gia ra quyết định
(iii) Tham gia giám sát quá trình thực hiện dự án.
• Các bước tham vấn cộng đồng:
Tham vấn cộng đồng - một tiến trình gồm 6 bước:
Bước 1. Xác định các mục tiêu của công tác tham vấn:
Để làm gì? Nhằm tìm hiểu thái độ hay hành động của chính quyền địa phương
và cộng đồng thông qua những phản hồi về bản phác thảo kế hoạch, hay tạo
cơ hội cho cộng đồng lựa chọn một dự án phát triển nào đó, dẫn đến sự đồng
thuận và cùng thực hiện.
Bước 2. Chọn lựa phương pháp lấy ý kiến cộng đồng:
Xem xét một loạt các phương pháp và chọn lựa phương pháp nào thích
hợp nhất với mục tiêu và tiếp cận đúng đối tượng.
Bước 3. Xác định các nhóm dân sẽ bị ảnh hưởng bởi hoạt động cụ thể
của dự án:
8
Xác định ranh đầu tưđến đâu, đồng thời xác định nhóm dân cư nào sẽ

cộng đồng.
- Giúp các nhà quản lý có cách thức tiếp cận và quản lý các dự án quản
lý đất đai có sự tham vấn của cộng đồng.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng, đề cao vai trò cộng đồng trong
công tác quản lý đất đai, khuyến khích các sáng kiến cộng đồng và việc tự
khởi xướng các hoạt động cộng đồng trong công tác quản lý đất đai. Cung cấp
các công cụ cho cộng đồng trong việc tham gia với các hình thức, mức độ
khác nhau vào công tác quản lý đất đai.
2.2. Kinh nghiệm quốc tế về tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước phát triển.
2.2.1.1. Canada: Trường hợp thành phố Vancouver và Montreal
Tại Canada, việc khai thác sự tham gia của cộng đồng được tiến hành
ngay từ khâu khảo sát, thiết kế quy hoạch cho đến khâu xây dựng.
a. Kinh nghiệm của thành phố Vancouver:
Vào mùa thu năm 1992, chính quyền thành phố Vancoure đã trưng cầu
ý kiến nhân dân để tìm phương hướng quy hoạch thành phố. Chính quyền
thành phố đã xây dựng dự án “City plan”, đưa các câu hỏi tham khảo ý kiến
nguyện vọng của nhân dân thành phố trong phương hướng quy hoạch, cải tạo
thành phố trong những năm tới.
Từ năm 1992 đến 1995, trên 20.000 người đã tham gia vào dự án City
plan, một dự án xây dựng phát triển đô thị. Những điểm chính đã được trưng
cầu ý dân tại thành phố đó là: lập những trung tâm chính trong thành phố, xây
dựng những khu nhà mới, vấn đề tạo thêm công ăn việc làm, thành lập dịch
vụ phúc lợi xã hội ngay trong khu vực địa phương, vấn đề giao thông cây
xanh thành phố.
10
Các ý kiến của người dân đã được tập hợp và in, xuất bản trong hai
cuốn sách: “ Hồ sơ ý kiến” và “Ý kiến minh họa”. Thành phố cũng đã tổ chức
“Triển lãm sáng kiến”, tạo cơ hội cho nhân dân trao đổi đóng góp ý kiến của
mình qua diễn đàn ý kiến. Tiếp đến là việc lựa chọn, lập quy hoạch cũng có

- Đô thị là trung tâm hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội đa dạng của
nhân dân.
- Phát triển hợp tác chặt chẽ giữa những người dân, các tổ chức phi
Chính phủ và các khu vực kinh tế, có thể giải quyết các vấn đề phức tạp xảy ra.
- Sự cải tiến quản lý đô thị đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các thành phần
chủ yếu: người dân, những nhà hoạch định chính sách, người quản lý, chuyên
gia trong quản lý đô thị, chính quyền trung ương và địa phương, các tổ chức
phi Chính phủ, các nhóm kinh tế cá thể.
- Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực tư nhân với Nhà nước là cần thiết để
đáp ứng có hiệu quả các dịch vụ xã hội toàn diên, phát triển cơ cấu hạ tầng và
các chương trình lành mạnh môi trường…
Bản tuyên bố này đã được sự thống nhất của người dân thành phố
Tokyo và chính quyền thành phố. Vì vậy, công tác quản lý đô thị đạt được
nhiều kết quả tốt.
* Thỏa thuận xây dựng tại YOKOHAMA:
Hiện nay Nhật Bản đang thiếu đất, các nhà thầu xây dựng và chủ đất
muốn thu được lợi nhuận tối đa bằng cách sử dụng đất một cách hiệu quả
nhất. Vì vậy các chủ đầu tư đã xây dựng các khu nhà cao tầng nhưng không
chú ý đúng mức tới môi trường của các khu vực xung quanh. Các khu nhà
này đã làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường của những hộ dân sinh sống
xung quanh.
12
Để giải quyết vấn đề này, cộng đồng dân cư được chính quyền thành phố
đề nghị tham gia vào thỏa thuận xây dựng. Hệ thống thỏa thuận này dựa trên
điều luật về tiêu chuẩn xây dựng: muốn duy trì và nâng cao việc phát triển,
bảo vệ môi trường thông qua một thỏa ước về xây cất với sự đồng ý của tất cả
mọi người và được chính quyền địa phương chấp thuận trong từng khu vực
nhất định.
Thành phố YOKOHAMA dự kiến chi phí xây dựng, chi phí lập kế
hoạch, đặt các bảng hiệu, in các bảng hỏi phân phát cho mọi người để thu

nữ chính là người am hiểu các hoạt động trong gia đình, là người biết các yêu
cầu tổ chức không gian, sắp xếp đồ đạc trong gia đình.
2.2.1.4. Kinh nghiệm Cộng hòa Liên bang Đức: Nghiên cứu và cải tạo khu
phố cổ qua ví dụ thành phố Hameln.
Trong quá trình nghiên cứu và cải tạo khu phố cổ, chính quyền thành
phố đã chú ý và coi trọng sự tham gia của nhiều thành phần như sau:
- Công tác tổ chức luôn luôn đảm bảo nguyên tắc tập hợp sự tham gia
của nhiều ngành, nhiều chuyên gia từ khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện
việc cải tạo.
- Hội đồng thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo chung và trực tiếp xem
xét, quyết định những vấn đề cơ bản như: Thông qua đồ án quy hoạch tổng
thể, khả năng đầu tư, nguồn tài chính, kế hoạch xây dựng, nguyên tắc trang trí
và những biện pháp quan trọng.
- Văn phòng hội đồng thành phố: Xem xét ra quyết định các biện pháp
quan trọng và các bước tiến hành cải tạo.
- Ủy ban kế hoạch và xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo về chuyên
môn: Chuẩn bị các văn bản để hội đồng thành phố và văn phòng hội đồng
thành phố ra quyết định, tham gia thảo luận tất cả các vấn đề có liên quan tới
14
sự cải tạo khu phố cổ, điều phối sự tham gia của các ủy ban có liên quan khi
cần thiết.
- “Ban công tác cải tạo khu phố cổ” – bộ máy điều hòa trực tiếp (trực
thuộc Sở Xây dựng) có liên quan chuyên môn với hội đồng xây dựng thành
phố, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát mọi công tác chuẩn bị và thực hiện
cải tạo (nghiên cứu quy hoạch, giám định, điều phối, bảo đảm tuân thủ luật
khuyến khích xây dựng, luật đô thị, chuẩn bị biện pháp xây dựng, khai thác và
cung cấp tài chính, công tác thông tin, tuyên truyền,…)
- Đơn vị thực hiện dự án là “Neue Heimat Bremen” được lựa chọn qua
đấu thầu có nhiệm vụ lập kế hoạch cải tạo, di dân, lo chỗ ở tạm thời, giải tỏa
mặt bằng, nghiên cứu các phương án nâng cấp, cải tạo và hiện đại hóa.

- Chương trình tái định cư: Di chuyển một số gia đình ở Tondo tới một
khu nông nghiệp khai hoang là Dagat-dagantan cách nơi ở cũ khoảng 4km.
Cả hai chương trình này được soạn thảo dựa vào quá trình quy hoạch
có sự tham gia của cộng đồng do Cục nhà đất quốc gia thực hiện với sự tư vấn
quốc tế của Ngân hàng Thế giới.
Để triển khai hai chương trình này, một đội ngũ các nhà quy hoạch
hàng đầu thuộc Văn phòng trợ lý Tổng thống về phát triển cộng đồng, Trường
quản lý hành chính công cộng và Đại học tổng hợp Philippines đã cùng tham
gia vào quá trình quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng này. Các hoạt động
chính đã được triển khai như:
- Huy động các tổ chức của cộng đồng tham gia
Những tổ chức chính của cộng đồng đã được huy động là: Tổ chức
nghiên cứu các hoạt động tham gia; Hội đồng những người lãnh đạo cộng
đồng; Ủy ban cộng đồng; Nhóm lao động tình nguyện; Hội phụ nữ; Câu lạc
bộ thanh niên và Nhóm đánh giá của cộng đồng.
- Tổ chức cộng đồng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu:
16
Khi dự án của Ngân hàng Thế giới được công bố, đòi hỏi đầu tiên mà
các nhà tư vấn quốc tế đưa ra là cần thu thập những dữ liệu chính xác và mới
để làm cơ sở cho việc xây dựng một đồ án quy hoạch. Nhóm nghiên cứu đã
ký một hợp đồng phụ để tiến hành một cuộc khảo sát nhanh về cộng đồng
nhằm tìm ra những thông tin quan trọng như:
+ Số hộ gia đình và số nhân khẩu trong cộng đồng ở một quận hay
một vùng.
+ Các kiểu nhà ở của nhân dân.
+ Mức thu nhập của các gia đình và khả năng trả tiền nhà.
+ Các loại việc làm và nơi làm việc.
+ Mối quan hệ giữa các thành viên trong các tổ chức của cộng đồng.
+ Khả năng tiếp cận tới các dịch vụ đô thị cơ bản như nước sinh hoạt,
vệ sinh, trường học, điện, bệnh viện và cảnh sát bảo vệ,…

toàn là những chính trị gia thường nhận hối lộ và lợi dụng chức quyền để
kiếm lợi cho bản thân và gia đình họ (bổ nhiệm các công việc chính trị cho
con cái họ, hối lộ các nhà chính trị quốc gia, nhận đặc ân từ các quan chức
Chính phủ để đổi lấy số phiếu ủng hộ,…). Vì thế tổ chức phát triển cộng đồng
đưa ra gơi ý là trong cuộc bầu cử hàng năm của Barallgay, những nhà lãnh
đạo có nhiều khả năng được chấp thuận sẽ vận động bầu cử với tư cách là
những nhà lãnh đạo không chính thức. Do vậy họ cũng có nhiều khả năng trở
thành những người lãnh đạo được bầu chính thức.
- Nhóm người lao động tình nguyện
Một bộ phận khác cũng tham gia thực sự vào công tác xây dựng đó là
những người xây dựng tình nguyện. Bộ phận này được tham gia dưới các hình
thức sau:
18
+ Lao động tình nguyện không được trả công để làm những việc công
ích như: đào mương, lắp đặt đường ống, di chuyển nhà ở từ nơi này đến nơi
khác,…
+ Lao động tình nguyện được trả một phần công.
+ Lao động bán chuyên nghiệp được sử dụng trong việc xây dựng và
nâng cấp nhà ở.
+ Tham gia vào các chương trình đào tạo kỹ thuật xây dựng và cung
cấp (chẳng hạn như: thợ hàn, thợ điện, thợ nề và thợ mộc).
“Lao động tình nguyện” đã được các nhà chức trách của chính quyền
trả một “giá trị nhỏ” được tính bằng cách cộng những ngày lao động để tính
điểm và được coi như một khoản đóng góp của gia đình họ. Mặt vận dụng
khác là những người tình nguyện được trả một khoản tiền nhỏ (thường là
bằng một nửa ngày công) cũng được coi như lao động ngoài giờ đóng góp vào
“chia sẻ những công việc khó nhọc” của cộng đồng.
Chính quyền không đền bù cho những người quyết định làm việc ở
nhà riêng của họ. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã có cơ hội học hỏi
kỹ thuật xây dựng của chương trình đào tạo để sau đó sẽ áp dụng vào việc

một đại diện của tổ chức thanh niên. Việc thành lập một câu lạc bộ thanh niên
như dự kiến, lúc đầu gặp nhiều khó khăn vì họ đã tha gia vào câu lạc bộ tổ
chức khác.
Một trong những hoạt động chính của tổ chức phiết triển cộng đồng là
tài trợ cho các hoạt động thể thao, khiêu vũ, các hoạt động xã hội của cộng
đồng. Các cán bộ của tổ chức phát triển cộng đồng đã gặp gỡ riêng với các
lãnh đạo của các câu lạc bộ thanh niên và đã đề ra một kế hoạch hợp tác. Sauk
hi thành lập, câu lạc bộ thanh niên trở thành một bộ phận tích cực trong các lỗ
lực phát triển cộng đồng.
20
- Các nhóm đánh giá.
Đây là nhóm những người già có uy tín và những người lãnh đạo trong
cộng được chọn ra từ các tổ chức và các câu lạc bộ khác nhau để quản lý đánh
giá các hoạt động của dự án. Nhóm này được sự ủng hộ của tổ chức nghiên
cứu các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng và được tổ chức này cung
cấp cho những thông tin về hiệu quả tác động của các dự án. Các nhóm đánh
giá có một chức năng rất quan trọng bởi vì họ sẽ thông phản hồi lại những
đánh giá của họ về dự án và khi có các vấn đề xảy ra, họ sẽ hướng sự chú ý
của ban dự án vào các vấn đề đó.
2.2.2.2. Kinh nghiệm của Ấn độ
Các dự án cải tạo khu ổ chuột (SIPs) là các dự án phát triển đô thị tổng
hợp được triển khai kết hợp với những cải thiện về mặt vật chất như: cấp
nước vệ sinh , thoạt nước, thu gom rác rhair, cung cấp điện, y tế và các
chương trình phát triển cộng đồng: giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường,
giáo dục không chuyên, xóa mù chữ cho người lớn và phát triển kinh tế. “ Cơ
quan phát triển Quốc tế” (ODA) cung cấp tài chính cho SIPs ở 5 thành phố
của Ấn độ: Huderabad, Vihakhapatnam, Vijayawada, Indore và Calcutta. Các
dự án cải tạo khu nhà ổ chuột SIPs đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng như
là một vấn đề mấu chốt khuyến khích tính tự chủ mà thường thông qua việc
lập ra các Ủy ban cộng đồng dân cư để quản lý tài sản và các chương trình kế

đóng vai trò quan trọng trong đời sống và tạo nên cơ hội để tiếp nhận thông
tin và mối liên hệ xã hội trong cộng đồng.
2.2.2.4. Kinh nghiệm của Srilanka
Chính sách hợp tác phát triển đô thị.
Srilanka đã rhao đuổi một chính sách suốt 2 thập niên qua nhằm
khuyến khích khu vực Nhà nước và tư nhân hợp tác phát triển đô thị.
22


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status