Quản lý các trường Trung học phổ thông thành phố Hải Phòng theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ giáo dục và đào tạo - Pdf 25


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ HỒNG VÂN
QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO BỘ TIÊU CHUẨN
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN ĐỨC CHÍNH


QLGD
Quản lý giáo dục
8.
TC
Tiêu chuẩn
9.
THPT
Trung học phổ thông
10.
THCS
Trung học cơ sở
11
TĐG
Tự đánh giá
12
UBND
Uỷ ban nhân dân

4
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU

12
Chất lượng
14
Quản lý chất lượng
19
1.2.5. Kiểm định chất lượng
25
1.2.6. Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
27
1.2.7. Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục THPT của Bộ GD &ĐT
29
1.3. Quản lý các trường THPT theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
của Bộ GD&ĐT

33
1.3.1. Quán triệt ý nghĩa của quản lý trường THPT theo bộ tiêu chuẩn.
33
1.3.2. Giải thích nội dung của quản lý trường THPT theo bộ tiêu chuẩn
35

5
1.3.3. Yêu cầu công tác kiểm định chất lượng trong giai đoạn hiện nay
đối với trường THPT

40
Kết luận chương 1
41
Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC
TRƢỜNG THPT THEO BỘ TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƢỢNG GIÁO DỤC TẠI HẢI PHÒNG

giáo dục tại các trường THPT thành phố Hải Phòng

65
2.3.3. Thực trạng phối hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện bộ tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng

68
2.3.4. Thực trạng chỉ đạo công tác tổng kết, rút kinh nghiệm kiểm định chất
lượng giáo dục trường THPT thành phố Hải Phòng theo Bộ tiêu chuẩn

69
2.4. Đánh giá chung
71
2.4.1. Những điểm mạnh
71
2.4.2. Những điểm tồn tại:
71
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng:
72
Kết luận chương 2
73

6
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN BỘ TIÊU
CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HẢI PHÒNG 74
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

88
3.2.6. Chỉ đạo thực hiện việc tự đánh giá của các trường theo Bộ tiêu
chuẩn và chỉ đạo công tác đánh giá ngoài với các trường

90
3.2.7. Tăng cường phối hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng.

95
3.2.8. Chỉ đạo công tác tổng kết, rút kinh nghiệm kiểm định chất lượng
giáo dục trường THPT thành phố Hải Phòng theo Bộ tiêu chuẩn.

97
3.4. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp
98
Kết luận chương 3
102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
103
1. Kết luận
103
2. Khuyến nghị
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
108
PHỤ LỤC


2
xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Để đảm bảo chất lượng
giáo dục cần có nhiều biện pháp như: tăng cường công tác quản lý nhà nước
về giáo dục, nâng cao trình độ và đề cao trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục, thực hiện tốt quy
chế giảng dạy, học tập, thi cử, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động giáo dục …trong đó có công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Kiểm
định chất lượng giáo dục làm cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục biết
được mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục của các
cơ sở giáo dục, từ đó có các biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục tại các cơ sở này. Kết quả kiểm định còn giúp cho mọi người trong
xã hội biết được chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Đồng thời, thông
qua công tác kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục biết được được
chất lượng giáo dục của cơ sở mình để tự điều chỉnh hoạt động giáo dục cho
phù hợp. Năm 2005 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Giáo dục. Một trong những
bổ sung lớn đó là triển khai hệ thống Kiểm định chất lượng giáo dục
(KĐCLGD) từ bậc học mầm non cho đến bậc đại học.
Những chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đặt ra nhiệm vụ cho
ngành Giáo dục và Đào tạo phải nhanh chóng tìm giải pháp nâng cao hơn nữa
chất lượng giáo dục. Một trong những giải pháp hiệu quả là phải khẩn trương
xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học.
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định
chất lượng giáo dục. Đây là cơ quan giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc
kiểm định chất lượng giáo dục. Và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ra các
Quyết định ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Hải Phòng- Thành phố Cảng “Trung dũng- Quyết thắng” là đất học,
quê hương của danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm, niềm tự hào của đất
nước và của dân tộc, đã và đang đổi thay từng ngày khi bước vào thế kỉ 21.


4
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo
dục và kiểm định chất lượng giáo dục, đề xuất các biện pháp chỉ đạo thực hiện
Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các trường THPT tại Hải Phòng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kiểm định chất lượng giáo dục
THPT.
+ Phân tích thực trạng việc chỉ đạo kiểm định chất lượng giáo dục tại
một số trường THPT khu vực nội thành Hải Phòng.
+ Đề xuất các biện pháp chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục trường THPT khu vực nội thành Hải Phòng trong tình
hình hiện nay và trong năm những năm tới.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường
THPT tại Hải Phòng.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý các trường Trung học
phổ thông theo Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT
tại Hải Phòng dựa trên việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí tự đánh
giá và đánh giá để đánh giá chất lượng giáo dục thì chất lượng giáo dục
trường THPT thành phố Hải Phòng sẽ được nâng cao.
6. Phạm vi nghiên cứu
+ Đề tài tập trung nghiên cứu về các biện pháp chỉ đạo thực hiện Bộ
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT tại Hải Phòng


6
- Phương pháp thống kê:
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu nhận được từ
các phương pháp nghiên cứu khác.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phần phụ lục nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý trường THPT theo Bộ tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng.
Chương 2: Thực trạng công tác chỉ đạo đảm bảo chất lượng giáo dục
và kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT tại Hải Phòng
Chương 3: Các biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục trường THPT ở thành phố Hải Phòng 7
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG THEO BỘ TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Song song với hoạt động dạy và học ở các cơ sở giáo dục là hoạt động
đánh giá chất lượng giáo dục. Mục đích chính của đánh giá giáo dục là nhằm
cải tiến chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo dục là công cụ giám
sát quá trình dạy và học, từ đó đưa ra những quyết sách về quản lý, dự đoán
các kết quả đào tạo để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.

Khi trình bày khái niệm quản lý, ngoài việc trích dẫn những tư tưởng của
các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, các tác giả thường dẫn ra quan
điểm của một số tác giả nước ngoài như : Frederich Winslon Taylor (1855 – 1815);
Henry Fayon (1841 – 1925); Mary Parkor Pollet (1868 – 1933) và một số tác
giả Việt Nam như: Nguyễn Hoàng Toàn, Nguyễn Ngọc Quang, Hồ Văn Vĩnh,
Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Bùi Trọng Tuân
Các nghiên cứu về quản lý có thể được khái quát theo những khuynh
hướng như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu quản lý theo quan điểm của điều khiển học và lý
thuyết hệ thống. Theo đó, quản lý là một quá trình điều khiển, là chức năng của
những hệ tổ chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật v.v ) nó
bảo toàn cấu trúc, duy trì chế độ hoạt động của các hệ đó. Quản lý là tác động
hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển.
Thứ hai, nghiên cứu quản lý với tư cách là một hoạt động, một lao
động tất yếu trong các tổ chức của con người.
Thứ ba, nghiên cứu quản lý với tư cách là một quá trình trong đó các
chức năng quản lý được thực hiện trong sự tương tác lẫn nhau. Theo hướng
này, quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các
công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các
nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định

9
Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau song có thể khái quát nội
dung cơ bản của quản lý được đề cập đến trong các quan niệm trên là:
1/ Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình hoạt động xã
hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người
tồn tại, vận hành và phát triển;
2/ Quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội;
3/ Quản lý là những tác động có tính hướng đích, là những tác động
phối hợp nỗ lực của các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức;

khẳng định mức độ của tính khoa học, nghệ thuật của quản lý.
3/ Quản lý đồng nghĩa với sự thay đổi có chủ định cho tổ chức trong và
bằng những tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý cũng như
trong việc khai thác, tổ chức và thực hiện các nguồn lực của tổ chức.
4/ Quản lý luôn tồn tại với tư cách là một hệ thống. Hệ thống quản lý
được tạo bởi nhiều thành tố nhưng các thành tố cơ bản thường được đề cập
khi phân tích hệ thống quản lý là :
+ Chủ thể quản lý: là trung tâm thực hiện những hoạt động khai thác,
tổ chức và thực hiện nguồn lực của tổ chức ; thực hiện những tác động hướng
đích, có chủ định đến đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý có thể là cá nhân
hoặc tập thể.
+ Đối tượng quản lý là những đối tượng chịu tác động và thay đổi dưới
những tác động hướng đích có chủ định của chủ thể quản lý. Đối tượng quản
lý là con người (những người) trong tổ chức và các yếu tố được sử dụng là
nguồn lực của tổ chức (thông qua việc khai thác, tổ chức và thực hiện).
Đối tượng quản lý bao giờ cũng tồn tại trong một khách thể quản lý
xác định. Khách thể quản lý là cơ sở khách quan của đối tượng quản lý (cụ
thể hơn là cơ sở khách quan làm nảy sinh đối tượng quản lý). Ví dụ, hệ thống
giáo dục quốc dân là khách thể của quản lý giáo dục, từ đó những yếu tố như

11
tài chính, nhân lực có thể trở thành đối tượng của những chủ thể quản lý
giáo dục xác định.
Trong quan hệ với chủ thể quản lý, đối tượng quản lý là cái khách quan
thuộc hiện thực bên ngoài chủ thể quản lý. Đối tượng quản lý nằm ở khách
thể quản lý, đối diện với chủ thể quản lý. Chủ thể quản lý và đối tượng quản
lý luôn gắn liền với nhau (với những hoạt động cụ thể được tiến hành trong
quản lý), cùng một lúc xuất hiện hoặc cùng một lúc biến mất. Cá nhân chỉ là
chủ thể quản lý một cách đích thực khi anh ta có đối tượng cho mỗi hoạt
động quản lý của mình. Những cái gì thuộc khách thể quản lý đã khiến cá

Xác lập

Thực hiện Chỉ đạo
Chỉ đạo có nguồn gốc từ hai thuật ngữ: Lãnh đạo và Điều hành. Theo
cách hiểu chung nhất, chỉ đạo là hướng dẫn theo đường hướng, chủ trương
nhất định.
Chỉ đạo vừa có ý nghĩa ra chỉ thị để điều hành, vừa là tác động ảnh
hưởng tới hành vi, thái độ của các thành viên trong tổ chức trên cơ sở sử
dụng các quyền lực của người quản lý.
Chủ thể
quản lý
Công cụ
quản lý
Đối tượng
quản lý Mục tiêu
quản lý

13

- Nguyên tắc phối hợp tốt các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Chất lượng
Khái niệm chất lượng được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau tuỳ
theo cách tiếp cận. Do đó, không thể có một khái niệm chính xác về chất
lượng. Tuy nhiên, chất lượng có thể được hiểu theo những cách sau:
(i) Chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh. Điều này có thể hiểu được, cảm
nhận được nếu ta đem so sánh chúng với những vật có cùng đặc tính với những
sự vật đang được xem xét. Đây là cách tiếp cận tiên nghiệm về chất lượng.
(ii) Chất lượng được xem xét trên cơ sở những thuộc tính đo được.
Điều đó có nghĩa là chất lượng có thể đo lường khách quan, chính xác. Một
sự vật có thuộc tính nào đó ở mức độ cao hơn cũng có nghĩa là nó « tốt
hơn ». Cách này là cách tiếp cận dựa trên sản phẩm khi xem xét chất lượng.
(iii) Chất lượng được xem như là sự đáp ứng nhu cầu.Nếu các sản
phẩm và dịch vụ cung cấp đáp ứng đầy đủ những thông số đã định thì mọi sự
sai lệch đều làm giảm chất lượng của sản phẩm. Cách tiếp cận này dựa trên
sản xuất về chất lượng.
(iv) Chất lượng là sự phù hợp với mục đích (mục tiêu) nếu nó “đáp
ứng nhu cầu của khách hàng”. Trong trường hợp này chất lượng chỉ được
xem xét một cách đơn giản dưới con mắt của khách hàng tức là người sử
dụng chúng.
Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp dịch vụ thì chất lượng được
xem là giá trị của tổ chức, là thước đo của năng lực sản xuất tạo ra sản phẩm
và chất lượng luôn là mục tiêu để khách hàng tìm kiếm. Trong xã hội hiện
đại, chất lượng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được xác lập dựa trên những
tiêu chí, chỉ số cụ thể. Do đó người ta hoàn toàn có thể nhận biết, so sánh
chất lượng của những vật có cùng đặc điểm.
1.2.3.1. Các quan điểm về chất lượng
*Chất lượng được đánh giá bằng đầu vào:
Nguồn lực = Chất lượng



16
* Chất lượng được đánh giá bằng “giá trị học thuật”
Dựa vào các chuyên gia để đánh giá năng lực học thuật của đội ngũ các
cán bộ giảng dạy. Điều này có nghĩa là trường nào có đội ngũ giảng dạy tốt,
có uy tín thì được coi là trường có chất lượng cao.
Hạn chế của cách tiếp cận này ở chỗ cho dù năng lực học thuật có
được đánh giá một cách khách quan thì cũng khó có thể đánh giá được những
cuộc cạnh tranh của các trường về đội ngũ giáo viên trong môi trường bị
chính trị hoá.
* Chất lượng được đánh giá bằng “kiểm toán”
Nếu kiểm toán xem xét các tổ chức có duy trì chế độ sổ sách tài chính
hợp lý không thì kiểm toán chất lượng quan tâm xem xét các trường có thu
thập thông tin phù hợp và người ra quyết định có đủ thông tin cần thiết hay
không, quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng có hợp lý và hiệu
quả hay không.
Điểm yếu của cách đánh giá này là khó lý giải những trường hợp khi
một cơ sở giáo dục có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin, song vẫn có thể
có những quyết định chưa phải là tối ưu.
1.2.3.2. Những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng
* Khái niệm truyền thống về chất lượng
Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, một sản phẩm có chất
lượng là sản phẩm làm ra một cách hoàn thiện, bằng những nguyên vật liệu
quý hiếm và đắt tiền.
Tuy nhiên khái nhiệm về chất lượng như vậy khó có thể dùng để đánh
giá chất lượng trong giáo dục.
* Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật)
Cách tiếp cận này có nguồn gốc từ ý niệm kiểm soát chất lượng trong
các ngành sản xuất và dịch vụ.


18
1.2.3.3. Chất lượng giáo dục
Bản thân chất lượng đã khó định nghĩa thì việc nói rõ chất lượng giáo
dục lại càng khó hơn. “Chất lượng giáo dục” bản thân nó đã chứa đựng nhiều
yếu tố vô hình và không phải lúc nào cũng nhìn thấy, đo đếm được. Chất
lượng giáo dục nằm ngay trong các thành tố của giáo dục và còn lưu lại trong
mỗi con người đã được học tập, giáo dục trong môi trường ấy.
Ở cấp độ hệ thống (hệ thống giáo dục quốc dân), chất lượng giáo dục
được hiểu là chất lượng của cả hệ thống giáo dục ấy. Một hệ thống giáo dục
thường phức tạp và bao gồm nhiều thành tố cấu tạo nên hệ thống. Do vậy, khi
nói đến chất lượng giáo dục của hệ thống chúng ta ngầm hiểu rằng đó là tổng
hợp chất lượng của tất cả những gì tạo nên hệ thống. Điều này nhắc nhở
chúng ta phải phân biệt được giữa chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng
giáo dục. Chất lượng giáo dục là một phạm trù triết học xác định sự vật là nó
chứ không phải cái khác, còn quản lý chất lượng giáo dục là hành động chủ
quan, có mục đích rõ ràng.
Ở cấp độ cơ sở giáo dục, xét về chức năng và tổ chức thì cũng được coi
là một hệ thống giáo dục thu nhỏ. Trong cơ sở giáo dục có đầy đủ những
thành phần của hệ thống giáo dục, nhưng chúng có tính cụ thể và năng động
hơn. Do vậy, chất lượng giáo dục ở đây chính là chất lượng của toàn bộ cơ sở
giáo dục.
Trong chương trình hành động Dakar (Senegal – 2000), UNESCO đã
đề nghị cách hiểu chất lượng giáo dục ở trường học hay chất lượng trường
học như là đơn vị tổ chức giáo dục thông qua 10 tham số sau:
1/ Người học khoẻ mạnh, được giáo dục tốt, được khuyến khích
thường xuyên để có động cơ học tập chủ động.
2/ Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức.
3/ Phương pháp và kỹ thuật dạy - học tích cực
4/ Chương trình giáo dục thích hợp với người học


20
Còn đối với A.V. Feigebaum thì lại định nghĩa quản lý chất lượng là
“Một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác
nhau trong một tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng,
duy trì mức chất lượng đã đạt và nâng cao nó”. Theo định nghĩa này, quản lý
chất lượng tập trung vào việc triển khai các tham số chất lượng. Điều mấu
chốt của định nghĩa này coi quản lý chất lượng là hệ thống hoạt động triển
khai các tham số chất lượng.
Theo GOST 15467, “Quản lý chất lượng sản phẩm là xây dựng, đảm
bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu
thông và tiêu dùng. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng
có hệ thống, cũng như những tác động hướng tới đích tới các nhân tố và điều
kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm”.
Còn nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, nhưng nhìn
chung các định nghĩa đều thống nhất quản lý chất lượng gồm các hoạt động:
- Xây dựng chuẩn
- Đối chiếu thực trạng so với chuẩn
- Các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn
Chuẩn được xem là hệ thống các chỉ tiêu, thông số cần hướng tới của
sản phẩm thậm chí cả các quá trình tạo ra sản phẩm. Chuẩn được cụ thể hoá
bằng các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lượng và được các tổ chức có
trách nhiệm xây dựng và ban hành. Chuẩn là căn cứ để đánh giá chất lượng
và cũng là đích để hướng tới trong quá trình tạo ra sản phẩm.
Như vậy, quản lý chất lượng theo chuẩn rõ ràng đã có những đặc điểm
khác biệt so với quản lý truyền thống, quản lý theo chức năng. Để quản lý
chất lượng theo chuẩn thì trước hết phải có chuẩn. Trong khi đó quản lý theo
chức năng chủ yếu quan tâm đến xây dựng kế hoạch (xác định hướng đi), tổ
chức (các nguồn lực), chỉ đạo (việc thực hiện theo kế hoạch) và kiểm tra xem
đạt đến đâu so với kế hoạch.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status