luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao - Pdf 27

LỜI MỞ ĐẦU
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Đó là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (sức lao
động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) để tạo ra sản phẩm nhằm sử dụng hay
trao đổi thương mại. Quyết định sản xuất của mỗi doanh nghiệp phải trả lời được
ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Hoạt động sản
xuất phải gắn liền với hoạt động quản trị. Quản trị tốt, phù hợp sẽ giúp doanh
nghiệp ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hiện nay.
Kinh tế ngày càng phát triển và có sự hội nhập sâu, rộng, Việt Nam cũng không
nằm ngoài vòng quay hội nhập đó. Từ đó tất yếu dẫn đến cạnh tranh rầm rộ giữa
các mặt hàng trong nước và quốc tế. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải
nỗ lực không ngừng để có thể hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Để làm được điều
đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải quản trị thật tốt vốn lưu
động, trong đó hàng tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng. Công tác
quản trị hàng tồn kho phải được quan tâm hơn nữa để có thể giúp các doanh nghiệp
tối ưu hóa các chi phí liên quan tới tồn kho, dự trữ. Dự trữ bao nhiêu là vừa đủ để
đem lại hiệu quả tối ưu? Do đó, để tăng doanh thu, lợi nhuận, doanh nghiệp phải có
biện pháp quản trị tốt hàng tồn kho, giảm thiểu rủi ro, giúp doanh nghiệp cạnh
tranh tốt, củng cố vị thế trên thị trường. Hiện nay, công tác quản trị hàng tồn kho
được đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp nhưng đôi
khi nó lại chưa thực sự được coi trọng, quan tâm đúng mức tại các doanh nghiệp.
Chính bởi lẽ đó, em quyết định lựa chọn đề tài “ Quản trị hàng tồn kho tại công ty
cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao” để phần nào có cái nhìn tổng quát
về công tác quản trị hàng tồn kho của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
nông nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp.
LỜI CẢM ƠN
Được sự giới thiệu của trường Đại học Thương Mại và sự tiếp nhận từ Công
ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao, em đã về thực tập tại công ty
trong thời gian từ 05/ 01/ 2015 – 29/ 04/ 2015. Sau thời gian tìm hiểu về đặc điểm
hoạt động quản trị tại công ty, em đã hoàn thiện bài báo cáo này.

doanh diễn ra bình thường thì đều phải tính toán dự trữ lượng hàng tồn kho cho
phù hợp. Thông thường, hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài
sản của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản trị hàng tồn kho là rất quan trọng. Quản
trị hàng tồn kho chủ yếu là việc dự trữ hàng hóa để bán, các sản phẩm dở dang
trong kỳ và các nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nếu lượng
hàng tồn kho quá nhiều sẽ gây lãng phí cho doanh nghiệp, hiệu quả mà đồng vốn bỏ ra
là không cao. Ngược lại, nếu lượng hàng tồn kho quá ít sẽ không đủ cung cấp ra thị
trường, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp, hơn nữa có thể ảnh hưởng tới
uy tín của doanh nghiệp khi không cung cấp đủ sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng,
thậm chí còn ảnh hưởng tới cả khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng
ngành nghề. Hơn nữa, do giá trị hàng tồn kho của công ty cổ phần Supe Phốt Phát và
Hóa Chất Lâm Thao rất lớn. Và sản phẩm cung cấp ra thị trường của công ty chủ
yếu là các loại phân bón – mặt hàng mang tính chất thời vụ cao nên việc quản trị
hàng tồn kho phải thực sự hiệu quả. Sáu tháng đầu năm 2014, giá phân bón trong nước
và thế giới đều có xu hướng giảm. Các đơn vị sản xuất phân bón trong nước phải đối
mặt với nhiều khó khăn như cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ, bù chi phí cho quy
định siết chặt tải trọng từ tháng 4/2014…Vì vậy, công ty cần có chiến lược quản trị
hàng tồn kho phù hợp để quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng vốn đạt kết quả tốt
nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng hàng tồn kho tại công ty cổ phần Supe
Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao.
- Phân tích các nhân tố môi trường kinh doanh tác động tới hàng tồn kho tại
công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao.
- Nhận dạng các thành công, tồn tại, nguyên nhân trong việc quản trị hàng tồn
kho tại công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao.
- Trên cơ sở các phân tích thực trạng, kết hợp với phân tích các yếu tố môi
trường kinh doanh, đề xuất hướng giải quyết các vấn đề tồn tại trong việc
quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm
Thao.

- Theo C.mark thì “ hàng tồn kho hay dự trữ hàng hóa là một sự cố định và
độc lập hóa hình thái của sản phẩm”.
- Theo khái niệm của Bộ Tài chính thì “ hàng tồn kho là những tài sản được
giữ để bán trong kỳ sản xuất – kinh doanh bình thường; đang trong quá trình
sản xuất – kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử
dụng trong quá trình sản xuất – kinh doanh; hoặc cung cấp dịch vụ, hàng hóa
của doanh nghiệp đang trên đường nhập về kho”.
- Trong phạm vi nghiên cứu của mình, em sử dụng khái niệm về hàng tồn kho
theo giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp” của trường Đại học Thương Mại,
cụ thể “ hàng tồn kho là các loại vật tư hàng hóa mà doanh nghiệp mua vào
hay sản xuất ra để chờ tiếp tục xuất dùng vào sản xuất hoặc chờ để bán”.
• Kết cấu tồn kho bao gồm:
- Hàng mua về để bán: hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng
gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến.
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
- Sản phẩm dở dang: sản phẩm chưa hoàn chỉnh, sản phẩm hoàn thành chưa
làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho gửi đi gia công, chế biến và
đã mua đang đi trên đường.
 Đặc điểm của hàng tồn kho
- Hàng tồn kho là một phần tài sản lưu động của doanh nghiệp, thường tồn tại
dưới hình thái vật chất và được bảo quản tại các kho riêng của doanh nghiệp,
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vì hàng tồn kho thường tồn tại dưới hình thái vật chất nên dễ bị ảnh hưởng
bởi thời tiết, khí hậu, và môi trường xung quanh.
- Đối với hàng tồn kho là nguyên vật liệu ( NVL) thì khi tham gia vào quá
trình sản xuất, lượng NVL này thường bị hao hụt, vì vậy cần tính toán để dự
trữ phù hợp.
 Phân loại hàng tồn kho
Dựa vào những tiêu thức khác nhau mà hàng tồn kho được chia làm nhiều

đối tượng cần lập dự phòng. Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia
thành:
- Hàng tồn kho sử dụng cho kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồn kho được
dự trữ hợp lý để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
diễn ra trôi chảy, liên tục.
- Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: phản ánh lượng hàng tồn kho được dự trữ ở
mức cao hơn
- Hàng tồn kho không cần sử dụng: phản ánh lượng hàng tồn kho kém hoặc
mất công dụng, không được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất
kinh doanh của mình
• Thứ tư, phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản.
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp: là toàn bộ lượng hàng tồn kho được bảo
quản tại doanh nghiệp.
- Hàng tồn kho bên ngoài doanh nghiệp: là toàn bộ lượng hàng tồn kho được
bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, ngoài doanh nghiệp, như: hàng gửi đi bán,
hàng đang đi đường,…
• Thứ năm, phân loại hàng tồn kho theo nhóm mặt hàng.
Từng mặt hàng khác nhau có đặc tính, đặc điểm và cách bảo quản khác
nhau. Vì vậy để bảo quản tốt hàng tồn kho thì cần phân loại rõ ràng các mặt hàng
tồn kho. Bao gồm:
- Hàng gia dụng
- Thực phẩm
- Hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
- May mặc
- Văn phòng phẩm …
 Vai trò, chức năng của hàng tồn kho
• Vai trò
Tồn kho hàng hóa tồn tại do sự cách biệt về mặt không gian và thời gian,
do các yếu tố khí hậu, thời tiết, môi trường, Bởi hàng hóa tồn kho chiếm tỷ trọng
rất lớn và là bộ phận cấu thành nên thành phẩm để kinh doanh hoặc dự trữ để đảm

bán ra bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bị ứ
đọng hàng hóa.
- Đảm bảo cho lượng vốn doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức
độ tối ưu, nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí
bảo quản.
2. Nội dung lý thuyết liên quan đến quản trị hàng tồn kho
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho lưu trữ.
Tồn kho lưu trữ là hoạt động bắt buộc trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Tồn kho ở mức nào? Bao nhiêu là hợp lý? luôn là những câu
hỏi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải xem xét, tính toán thật kỹ trước khi trả
lời. Để trả lời những câu hỏi đó, doanh nghiệp cần xem xét tới các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động tồn kho lưu trữ, như:
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh
của công ty. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao
gồm 3 loại: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
- Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật
liệu với doanh nghiệp.
- Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp tới công ty.
- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Cách định giá hàng tồn kho
Việc những loại hàng hóa giống nhau nhưng được mua với những mức giá khác
nhau làm phát sinh vấn đề sử dụng trị giá vốn nào cho hàng tồn kho lưu trữ. Theo
chuẩn mực kế toán số 02 – hàng tồn kho thì có các cách sau để tính giá trị hàng
xuất tồn kho:
2.2.1. Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này thì giá xuất kho hàng hóa được tính theo đơn giá bình quân

Hàng hóa mua vào sau cùng sẽ được xuất trước. Phương pháp này chỉ thích hợp
trong tình hình kinh tế lạm phát.
 Ưu điểm: chi phí của lần mua gần nhất tương đối sát thực tế, đảm bảo yêu
cầu kế toán.
 Nhược điểm: trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá
thị trường của hàng thay thế.
2.2.4. Phương pháp giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này thì sản phẩm, hàng hóa, vật tư xuất kho thuộc lô hàng nhập
kho nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.
 Ưu điểm: đây là phương án tối ưu, phù hợp với nguyên tắc phù hợp của kế
toán, chi phí và doanh thu thực tế phù hợp.
 Nhược điểm: việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt
khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có
giá trị lớn, mặt hàng ổn định mới có thể áp dụng phương pháp này.
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá có liên quan
2.3.1. Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số
vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và
hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Điều này làm cho báo
cáo tài chính của doanh nghiệp “đẹp mắt” hơn, ít rủi ro hơn, khoản mục hàng tồn
kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không phải là
tốt. Nếu số vòng quay hàng tồn kho quá cao cho thấy lượng hàng dự trữ trong kho
không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột doanh nghiêp sẽ không kịp “trở
tay”, dẫn đến dễ bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần.
Hơn nữa, dự trữ NVL đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho
dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy, việc tính toán chỉ số vòng quay hàng tồn kho sao
cho phù hợp là rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp trong
tương lai.
Vòng quay hàng tồn kho =
2.3.2. Khả năng thanh toán

- Chi phí mất uy tín với khách hàng: là chi phí cơ hội và được xác định căn cứ
vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trong tương lai bị
mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì vấn đề hết hàng gây ra.
- Chi phí gián đoạn sản xuất: là loại chi phí do doanh nghiệp không dự trữ đủ
NVL để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, gây ra
nhiều tổn thất cho doanh nghiệp như: mất uy tín với khách hàng, không đáp
ứng đủ nhu cầu của thị trường, để thị phần kinh doanh rơi vào tay các đối
thủ cạnh tranh,…
2.5. Các mô hình về quản trị hàng tồn kho
2.5.1. Mô hình đặt hàng hiệu quả ( EOQ)
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử
dụng nó để tìm ra mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Yếu tố quyết định trong
quản trị hàng tồn kho là dự báo chính xác khối lượng các loại hàng hóa cần dự trữ
trong kỳ nghiên cứu ( thường là một năm). Những doanh nghiệp có nhu cầu dự trữ
hàng hóa mang tính chất thời vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc điểm kinh
doanh của mình.
Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về mức dự trữ hàng năm, doanh nghiệp có
thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa mỗi lần đặt. Từ đó
tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở mức thấp nhất.
Giữa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản hàng tồn kho có mối quan hệ tương quan
tỷ lệ nghịch. Khi số lần đặt hàng nhiều, khối lượng hàng hóa tồn kho bình quân
thấp, dẫn tới chi phí tồn kho thấp nhưng chi phí đặt hàng lại cao và ngược lại.
Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là việc ra quyết định đặt mua bao nhiêu đối với
một mặt hàng nhất định. Mô hình EOQ sẽ giúp các doanh nghiệp trả lời câu hỏi
này để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường vừa tiết
kiệm chi phí ở mức thấp nhất có thể, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận.
Mô hình này giả thiết rằng:
- Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau.
- Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định. Thời gian từ khi
đặt hàng tới khi nhận hàng cũng là xác định.

*
=
Từ công thức trên cho thấy: EOQ tỷ lệ thuận với nhu cầu và chi phí đặt hàng, tỷ lệ
nghịch với chi phí bảo quản.
 Ưu điểm của mô hình EOQ: chỉ ra mức đặt hàng tối ưu trên cơ sở tối thiểu
chi phí đặt hàng và tồn kho.
 Nhược điểm của mô hình: trên thực tế có nhiều giả thiết khó thực hiện được.
• Xác định số lần đặt hàng tối ưu trong năm:
Với: L
*
: là số lần đặt hàng tối ưu trong năm
Ta có công thức:
L
*
=
• Xác định khoảng cách giữa hai lần đặt hàng tối ưu trong năm.
Gọi khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng tối ưu trong năm là N
*
, ta có:
N
*
=
• Điểm đặt hàng mới.
Về mặt lý thuyết thì khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập lượng hàng mới về
sử dụng. Nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng lượng
hàng thế nào để đủ dùng, không làm gián đoạn sản xuất kinh doanh trong thời gian
vận chuyển hàng hóa mới mua về kho. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chọn thời
điểm đặt hàng mới sao cho phù hợp.
Thời điểm đặt hàng mới = số lượng vật tư hàng hóa sử dụng trong ngày ( x ) độ dài
của thời gian giao hàng.

h
+ D
b

Trong đó: D
d
: là điểm tái đặt hàng
: mức tiêu thụ hàng hóa bình quân ngày

h
: thời gian trung bình thực hiện một đơn hàng
D
b
: dự trữ bảo hiểm
• Mô hình kiểm tra định kỳ
Với mô hình này, điểm tái đặt hàng được xác định theo công thức:
D
d
= ( +
h
) + D
b
Với: L : là chu kỳ kiểm tra tồn kho (ngày)
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị hàng tồn kho
3.1. Nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài
3.1.1. Nhân tố môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế: các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng
kinh tế qua các năm chính là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá, ra quyết định
cho mức tồn kho dự trữ của mình. Nếu nền kinh tế đang trong thời kỳ lạm
phát mà doanh nghiệp dự trữ quá ít sẽ làm cho chi phí tăng cao, làm giảm

- Đối tác: trong thị trường việc hợp tác sản xuất kinh doanh là tất yếu. Để tạo
dựng hình ảnh nơi đối tác kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần giữ đúng
cam kết kinh doanh, có chính sách quản trị hàng tồn kho phù hợp, giữ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không bị ngừng trệ, đảm bảo
các hợp đồng diễn ra đúng thời gian, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng.
- Nhà đầu tư: đây là nhân tố quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Vốn
đầu tư của nhà đầu tư cũng ảnh hưởng không ít tới lượng hàng tồn kho trong
doanh nghiệp.
- Người cho vay: doanh nghiệp đi vay để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh
doanh, cần tính toán phù hợp để đồng vốn đi vay không bị lãng phí. Lượng
hàng tồn kho cũng cần tính toán sao cho tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí cho
doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh: đây là nhân tố mà doanh nghiệp cần lưu ý sát sao nhất.
Doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định lưu kho phù hợp, tránh trường hợp
ứ đọng sản xuất, làm mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình.
3.2. Nhân tố môi trường bên trong
- Sứ mệnh, mục tiêu, văn hóa kinh doanh: yếu tố này giúp doanh nghiệp xác
định rõ hơn lượng sản phẩm, hàng hóa cần dự trữ cho kỳ kinh doanh để thực
hiện những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
- Quy mô, tiềm lực tài chính: tiềm lực tài chính là yếu tố cơ bản cho việc ra
các quyết định tài chính. Hàng tồn kho không phải là ngoại lệ. Tài chính tốt
thì việc dự trữ, quản lý hàng hóa tồn kho càng được quan tâm hơn.
- Quy mô, trình độ nguồn nhân lực: nguồn nhân lực luôn là nhân tố quyết định
sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tính toán sao cho
lượng hàng dự trữ phù hợp với trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật: Nếu dự trữ hàng hóa không đủ sẽ gây
tổn thất chi phí cơ hội vì không ứng dụng hết công dụng, tính năng của khoa
học kỹ thuật hiện đại.
- Thương hiệu, các lợi thế cạnh tranh: xác định được nhân tố này sẽ giúp
doanh nghiệp xác định rõ hơn lượng hàng tồn kho dự trữ. Nếu dự trữ không

hoạch kinh doanh theo định hướng của công ty.
1.2. Tình hình tài sản – vốn
• Tài sản
Năm 2012, tổng tài sản của công ty là 2.758.123 triệu đồng. Sang năm 2013,
chỉ tiêu này tăng lên đạt giá trị 2.782.902 triệu đồng - tăng 24.779 triệu đồng so với
năm 2012. Năm 2014, tổng tài sản của doanh nghiệp là 2.649.916 triệu đồng, giảm
132.986 triệu đồng – tương ứng giảm 4,78% so với năm 2013.
Giai đoạn 2012 – 2014, tài sản ngắn hạn đều chiếm trên 90% tổng tài sản.
Cụ thể, năm 2012, tài sản ngắn hạn là 2.524.447 triệu đồng, chiếm 91,53% tổng
tài sản; năm 2013, đạt 2.594.424 triệu đồng – tương ứng chiếm 93.23% tổng tài
sản. Tuy năm 2014 chỉ tiêu này có sự giảm nhẹ so với năm 2012 và 2013 nhưng
vẫn ở mức khá cao là 2.425.860 triệu đồng, chiếm 91,54% tổng tài sản.
• Nguồn vốn
Năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 1.201.379 triệu đồng- chiếm
43,56% tổng nguồn vốn; nợ phải trả là 1.556.744 triệu đồng - chiếm 56,44% tổng
nguồn vốn. Năm 2013, nguồn vốn chủ sở hữu là 1.404.574 triệu đồng - chiếm
50,47% tổng nguồn vốn; nợ phải trả là 1.378.328 triệu đồng - chiếm 49,53% tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2014, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 1.496.084
triệu đồng - chiếm 56,46% tổng nguồn vốn công ty; nợ phải trả trong năm này thì ở
mức 1.153.832 triệu đồng - chiếm 43,54% tổng nguồn vốn của công ty.
1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Doanh thu thuần của công ty tăng qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014.
Năm 2012, chỉ tiêu này đạt 4.494.851 triệu đồng. Năm 2013, doanh thu thuần đạt
4.768.477 triệu đồng, tăng 273.626 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2014, chỉ
tiêu này đạt 4.985.068 triệu đồng, tăng 216.591 triệu đồng so với năm 2013.
Giai đoạn 2012 – 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty có sự tăng giảm thất
thường. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 394.091 triệu đồng. Năm 2013, chỉ tiêu
này là 446.820 triệu đồng, tăng 52.729 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2014, lợi
nhuận sau thuế giảm 8.033 triệu đồng so với năm 2013 và đạt giá trị 438.787 triệu
đồng.

Trong thời gian thực tập tại công ty, em cũng đã tìm hiểu về quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty và đã thu thập được một số dữ liệu trong giai
đoạn 2012 – 2014. Đó là các dữ liệu về tình hình kinh doanh, các số liệu nhập, xuất
tồn của các loại hàng hóa và nguyên vật liệu. Ngoài ra, em cũng thu thập được một
số thông tin và dữ liệu trên trang web của công ty và một số bài báo viết về công
ty.
3. Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần
Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao.
3.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn trực tiếp
3.1.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm
 Mô tả quá trình điều tra:
• Tổng phiếu phát ra: 10
• Tổng phiếu thu về: 10
Bảng 3.1.1: Bảng thống kê kết quả sau khi thu thập các phiếu điều tra
STT Câu hỏi Phương án trả lời Số phiếu
1 Nhóm mặt hàng nào chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong hàng tồn kho của
công ty?
Axit 2
NPK 5
Supe lân 3
Trừ sâu CN 0
2. Tốc độ luân chuyển nhóm mặt hàng
nào nhanh nhất?
Axit 1
NPK 6
Supe lân 3
Trừ sâu CN 0
3
3.

Chậm 1
8. Công ty có sử dụng hệ thống phần
mềm nào để quản trị hàng tồn kho
không?
Có 10
Không 0
9. Công ty sử dụng mô hình nào để
quản trị hàng tồn kho?
Mô hình EOQ 0
Mô hình POQ 0
Mô hình khác ( kể tên) 0
Không sử dụng 10
10. Mô hình quản trị hàng tồn kho
mang lại hiệu quả như thế nào cho
công ty?
Hiệu quả tốt 0
Không hiệu quả 0
Công ty không sử dụng
mô hình nào
10
3.1.2. Thông tin thu được qua phỏng vấn trực tiếp.
Qua phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ công nhân viên trong công ty, em thu được
một số thông tin sau:
 Đánh giá về hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty hiện nay:
Hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty đang ngày được quan tâm, sâu sát hơn.
Hàng hóa đạt tiêu chuẩn, đảm bảo quy trình sản xuất kinh doanh của công ty,
không để tình trạng thiếu hụt hàng hóa xảy ra. Tuy nhiên, công tác dự báo của
công ty chưa thực sự phát huy hiệu quả, khiến cho việc dự trữ một số loại mặt hàng
là quá mức, gây những tổn thất không đáng có cho công ty, làm ảnh hưởng tới
doanh thu, lợi nhuận trong kỳ.

Tỷ
trọng
(%)
Tiền
(trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Tiền
(trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Tiền
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
Tiền
(trđ)
Tỷ
lệ
(%)
Axit 11.901 0,6 12.464 0,68 15.863 1,17 563 4,73 3.399 27,2
7


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status