Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội - Pdf 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ KIM THANH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HAI BÀ TRƢNG, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ KIM THANH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HAI BÀ TRƢNG, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã sô: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Kim Thanh


MỤC LỤC
MỤC LỤC …………………………………………………..................................i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................... i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG ........................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ........................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
5. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 3
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA CỦA NHTM ... 5
1.1. Tổng quan về dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của NHTM ............ 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò ................................................................................. 5
1.1.2. Các dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của NHTM ................................. 9
1.2. Phát triển dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của NHTM ................ 13
1.2.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ của NHTM ................ 13
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá ................................................................................................ 14
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng ............................................................................................ 16
1.3.1. Nhân tố chủ quan ..................................................................................................... 17
1.3.2. Nhân tố khách quan ................................................................................................. 18
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 21

3.5.3. Thực trạng chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên giao dịch với khách hàng64
3.5.4. Thực trạng tính phí dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV Hai Bà Trưng .... 65
3.6. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV chi nhánh
Hai Bà Trƣng ............................................................................................................. 66
3.6.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................ 66
3.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 68


CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI BIDV
CHI NHÁNH HAI BÀ TRƢNG ............................................................................ 74
4.1. Định hƣớng phát triển tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trƣng .......................... 74
4.1.1. Định hướng phát triển chung .......................................................................... 74
4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại Chi nhánh ........... 75
4.2. Giải pháp phát triển TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV Hai Bà Trƣng ...... 76
4.2.1. Hoàn thiện các dịch vụ thanh toán hiện có, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ,
xây dựng và phát triển các sản phẩm mới ................................................................. 76
4.2.2. Phát triển công nghệ phục vụ hoạt động thanh toán ....................................... 78
4.2.3. Đẩy mạnh công tác marketing, tăng cường tiếp thị khách hàng ..................... 79
4.2.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM .................................. 80
4.2.5. Mở rộng hợp tác liên kết với các tổ chức kinh tế, doanh
nghiệp………………… 82
4.2.6. Phát triển hệ thống các kênh phân phối…………………………………..…82
4.2.7. Chính sách giá cả và phí thanh toán phù hợp.................................................. 83
4.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................................................. 84
4.3. Một số đề xuất, kiến nghị ................................................................................. 84
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................. 84
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................................... 86
4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam ............................ 86
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 89


TTNĐ

Thanh toán nội địa

5

NH

Ngân hàng

6

UNC

Ủy nhiệm chi

7

UNT

Ủy nhiệm thu

8

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

9

Mô hình tổ chức của BIDV Hai Bà Trưng

31

3

Bảng 2.1

3

Bảng 3.1

Tình hình huy động vốn

32

4

Bảng 3.2

Tình hình sử dụng vốn

34

5

Bảng 3.3

Tình hình kinh doanh ngoại hối


10

Bảng 3.8

Tình hình giao dịch thẻ BIDV ATM tại BIDV HBT

45

11

Bảng 3.9

Tình hình KH sử dụng Mobile và Internet banking

46

12

Bảng 3.10

Tình hình sử dụng dịch vụ gạch nợ cước viễn thông

49

13

Bảng 3.11

Doanh số và phí dịch vụ thanh toán hóa đơn điện


18

Bảng 3.16

19

Bảng 3.17

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM
trong TTNĐ

Thị phần dịch vụ TTKDTM của mốt số NHTM trên
địa bàn Hà Nội

Doanh thu phí dịch vụ từ hoạt động TTKDTM tại
Chi nhánh

Kết quả thăm dò ý kiến KH về thái độ phục vụ trong giao
dịch
Kết quả thăm dò ý kiến KH về mức phí dịch vụ TT

ii

26

39

52

65


Biểu đồ 3.3

Doanh thu thanh toán vé máy bay

51

3

Biểu đồ 3.4

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khách hàng

55

4

Biểu đồ 3.5

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố hàng lang pháp lý

56

5

Biểu đồ 3.6

Mức độ ảnh hưởng của môi trường kinh tế

57

Trang

58

60


v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương tiện thanh
toán phổ biến và thiết yếu trên thế giới. Ở các nước phát triển như Bỉ, Pháp, Canada
tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong tiêu dùng chiếm trên 90%. Ở Việt Nam,
từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã
được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông
tin, như: Internet banking, mobile banking, ví điện tử… đang dần đi vào cuộc sống,
phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo
thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng
phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 23,7% năm 2001, 17,21%
năm 2006, xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Có hơn 65% đơn vị thực
hiện chi trả lương qua tài khoản cho đến năm 2013. Khi thanh toán không dùng tiền
mặt được khuyến khích và trở thành một phương thức thanh toán chính yếu trong xã
hội sẽ đem lại nhiều lợi ích, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch
của Chính phủ, các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu
thông rõ ràng và trơn tru hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Phát triển dịch vụ TTKDTM mặt giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn,
tăng nguồn thu và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua các tài
khoản tại ngân hàng, cung cấp giá trị tăng thêm của các sản phẩm thẻ.

- Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát
triển dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh
Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, hệ thống hóa kiến thức về các sản phẩm dịch vụ TTKDTM trong
thanh toán nội địa như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ và dịch vụ khác. Nghiên
cứu các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM trong
TTNĐ của NHTM; ảnh hưởng của hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM trong
thanh toán nội địa đến nền kinh tế.
- Khảo sát, đánh giá về thực trạng dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa
của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian qua, mức độ đáp ứng yêu cầu của

2


khách hàng về số lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ và đóng góp của dịch vụ vào tổng
thu nhập của ngân hàng…
- Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
trong thanh toán nội địa tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
- Lý luận và thực tiễn về dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của các
NHTM trong nền kinh tế thị trường.
- Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TTKDTM
trong thanh toán nội địa của NHTM.
 Phạm vi nghiên cứu:
Các hoạt động TTKDTM trong thanh toán nội địa của BIDV chi nhánh Hai
Bà Trưng trong khoảng thời gian từ 2012 đến nay. Đề tài tập trung vào nghiên cứu
dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng cá nhân như thanh toán séc, uỷ nhiệm
thu, uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ khác.

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội
địa tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chương 4: Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh
toán nội địa tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội.

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA CỦA NHTM
1.1. Tổng quan về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán
nội địa của NHTM
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ của
NHTM
1.1.1.1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ nhằm mục tiêu cơ
bản là lợi nhuận, với 3 chức năng chủ yếu là chức năng trung gian tín dụng, chức
năng thanh toán và chức năng tạo tiền.
Nhìn lại lịch sử hình thành ban đầu của ngân hàng, chúng ta thấy dịch vụ đầu
tiên mà ngân hàng cung cấp là quản lý vốn cho khách hàng, bên cạnh đó ngân hàng còn
đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn thuận tiện cho khách hàng, do vậy
tạo được sự tín nhiệm cho khách hàng và ngân hàng đó thu hút được nguồn vốn quan
trọng nhất cho hoạt động của mình. Ngân hàng là trung tâm thanh toán cho khách
hàng làm cho quá trình lưu thông hàng hoá được tiến hành một cách có hiệu quả.
Nền kinh tế ngày càng phát triển thì tần số giao dịch ngày càng tăng nhanh và khối
lượng tiền tệ ngày càng lớn, hoạt động kinh tế đó mở rộng ra phạm vi quốc tế, tuy
nhiên trong đây chúng ta chỉ xét đến trong phạm vi cả nước. Trong điều kiện đó,
các khách hàng không thể thanh toán trực tiếp cho nhau được, mà cần phải có sự
tham gia của các ngân hàng trong nước. Chính vì vậy, ngân hàng trở thành trung gian

có giá trị lớn giữa các doanh nghiệp, cá nhân trong phạm vi quốc gia.
Dịch vụ TTKDTM bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và
một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng (Nghị
định 101/2012/NĐ-CP). Trong đó, dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của
khách hàng, bao gồm: cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh
toán và các dịch vụ khác. Như đã giới hạn ở phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung
nghiên cứu về thực hiện dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác.
Dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại ngân hàng bao gồm dịch vụ thanh toán
séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thu hộ và chi hộ.

6


1.1.1.2. Đặc điểm của TTKDTM trong thanh toán nội địa
TTKDTM là một dịch vụ được thực hiện thông qua chức năng hoạt động
trung gian thanh toán của NHTM. Vì vậy, TTKDTM tại NHTM có 3 đặc điểm chủ
yếu: sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa; tiền không xuất
hiện trực tiếp mà xuất hiện dưới hình thức tiền ghi sổ; đặc điểm thứ 3 là ngoài bên
mua và bên bán có sự tham gia của NHTM. Và TTKDTM trong TTNĐ cũng có 3
đặc điểm này:
 Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa, dịch vụ
Khác với thanh toán bằng tiền mặt, TTKDTM trong TTNĐ không phải được
tiến hành một cách trực tiếp theo kiểu “giao hàng, nhận tiền”, mà việc giao hàng được
tiến hành ở nơi này, trong một thời điểm này, nhưng việc thanh toán có thể được thực
hiện ở một địa điểm khác, trong một thời gian khác. Sự tách rời như vậy giữa tiền và
hàng hóa, dịch vụ là điều không thể tránh khỏi. Đây là một điểm khác biệt lớn nhất
giữa hai hình thức thanh toán.
 Tiền mặt chỉ xuất hiện dưới hình thức ghi sổ, được ghi chép lại trên các chứng từ,
sổ sách kế toán.
Đây là đặc điểm riêng có của TTKDTM trong TTNĐ. Với đặc điểm này, các

ứng nhu cầu của mọi người.
TTKDTM trong TTNĐ làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giúp
xã hội giảm bớt các chi phí liên quan đến tiền mặt như chi phí in ấn, chi phí vận
chuyển, bảo quản, quản lý, bảo hiểm, kiểm đếm, tiêu hủy tiền cũ nát….
 Đối với Ngân hàng
TTKDTM trong TTNĐ góp phần tạo vốn cho ngân hàng. TTKDTM trong
TTNĐ trong nền kinh tế qua ngân hàng đòi hỏi các khách hàng phải có tài khoản tiền
gửi tại ngân hàng và số dư trên tài khoản tiền gửi phải đảm bảo khả năng thanh toán
khi cần thiết. Vì vậy, ngân hàng thông qua vai trò trung gian thanh toán đó tự huy
động được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh tín dụng của mình. Nguồn
vốn này có tính chất đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng thương mại vì tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp tại ngân hàng chủ yếu
là tiền gửi không kỳ hạn với mức lãi suất rất thấp. Chính vì vậy, các ngân hàng

8


thương mại cần phải hoạch định chiến lược và có chính sách khách hàng hợp lý nhằm
thu hút tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các khách hàng vào tài khoản tiền gửi
của họ tại ngân hàng để tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
TTKDTM trong TTNĐ đóng vai trò cung cấp thông tin cho ngân hàng thực
hiện việc kiểm soát bằng đồng tiền: Thông qua tình hình biến động số dư trên tài
khoản tiền gửi thanh toán của các khách hàng, ngân hàng sẽ thu thập được những thông
tin cần thiết về tình hình kinh tế - tài chính của khách hàng như thông tin về dòng lưu
chuyển tiền tệ, doanh thu, chi phí..vv. Từ đó, ngân hàng gián tiếp đánh giá được về tình
hình kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán... của khách hàng để thực
hiện việc kiểm soát đồng tiền thông qua việc có các chính sách kịp thời, hợp lý đối với
các quyết định về huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ khác của ngân hàng.
 Đối với khách hàng
Thanh toán qua ngân hàng giúp giảm thiểu các rủi ro cho khách hàng như

Séc là phương tiện TTKDTM ra đời gần như sớm nhất, từ lâu đã được sử
dụng rộng rãi cho các giao dịch thanh toán. Với các tiến bộ trong lĩnh vực công
nghệ tin học, việc sử dụng séc trong thanh toán ngày càng được đơn giản hoá. Quá
trình xử lý séc cũng được tự động hoá và điện tử hoá ở nhiều khâu, làm giảm sự rủi
ro và giảm thời gian thanh toán séc, chi phí có liên quan đến việc xử lý séc cũng
được giảm thấp trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, cho đến nay, séc vẫn là
một phương tiện thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ, mà chi phí cho một phương
tiện sử dụng chứng từ tại các quốc gia công nghiệp thường đắt gấp hai lần so với
một phương tiện thanh toán sử dụng phi chứng từ bằng điện tử. Vì vậy, xu hướng sử
dụng séc tại các quốc gia này giảm dần về tỷ trọng của khối lượng và giá trị giao
dịch trong tổng các phương tiện TTKDTM. Sự lựa chọn séc ở các quốc gia khác
nhau rất không giống nhau, séc rất được ưa chuộng sử dụng tại Canada nơi mà Séc
chiếm tới 41% về số lượng và 97% giá trị giao dịch TTKDTM, tại Mỹ séc chiếm
75% số lượng và 11% giá trị TTKDTM, trong khi đó tại Thụy Sĩ thanh toán bằng
séc chiếm vị trí rất khiêm tốn: 1,6% về mặt số lượng và 0,1% giá trị các giao dịch
TTKDTM.

10


 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập
lệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở
tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để
trả cho người thụ hưởng (số 46/2014/TT- NHNN).
Lệnh chi ra đời đã khá lâu, và cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, lệnh
chi được sử dụng ngày một rộng rãi với các ưu thế nổi bật: An toàn, hiệu quả, đặc
biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu phát triển trong lĩnh vực công
nghệ tin học. Các lệnh chi có thể được xử lý dưới dạng chứng từ hoặc điện tử.
Ngày nay, việc xử lý các lệnh chi dưới dạng điện tử ngày càng phổ biến với sự ra

Như vậy, TTKDTM là tổng hợp tất cả các khoản thanh toán tiền tệ giữa các
đơn vị, được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền trên tài khoản, hoặc bù trừ lẫn
nhau thông qua Ngân hàng mà không trực tiếp sử dụng tiền mặt trong khoản thanh
toán đó.
1.1.2.3. Các dịch vụ khác
 Thu hộ và chi hộ
Thu hộ, chi hộ là phương thức thanh toán giữa hai ngân hàng theo sự thỏa
thuận và cam kết với nhau, ngân hàng này sẽ thực hiện thu hộ hoặc chi hộ cho ngân
hàng kia trên cơ sở các chứng từ thanh toán của các khách hàng có mở tài khoản tại
ngân hàng kia (số 46/2014/TT- NHNN).
Để tiến hành thanh toán theo phương thức thu hộ, chi hộ hai ngân hàng phải
ký họp đồng để thống nhất với nhau về nguyên tắc thủ tục và nội dung thanh toán.
Các nghiệp vụ thanh toán thu hộ, chi hộ phát sinh được hạch toán vào tài khoản thu
hộ, chi hộ giữa các ngân hàng. Theo định kỳ thỏa thuận, hai ngân hàng đối chiếu
doanh số và số dư tài khoản thu chi hộ để thanh toán cho nhau và tất toán số dư của
tài khoản này.
 Thanh toán điện tử
Ngân hàng điện tử (Enectronic Banking viết tắt là E-Banking) là một loại
dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch
gặp nhân viên ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức là hình thức ngân hàng
trực tuyến, cung cấp 100% thông qua môi trường mạng, và mô hình kết hợp giữa

12


Trích đoạn Thực trạng về độ chính xác xử lý giao dịch trong TTKDTM tại BIDV chi nhánh Hạn chế và nguyên nhân Định hướng phát triển chung Đẩy mạnh công tác marketing, tăng cường tiếp thị khách hàng Mở rộng hợp tác liên kết với các tổ chức kinh tế, doanh
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status