MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN VẼ TRANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU - Pdf 33

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRẦN THỊ DUNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
PHÂN MÔN VẼ TRANH Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM MỸ THUẬT


Thanh Hóa 2014


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRẦN THỊ DUNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
PHÂN MÔN VẼ TRANH Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM MỸ THUẬT
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. LÊ THỊ THANH

Thanh Hóa 2014


Giáo viên

HS:

Học sinh

NXB:

Nhà xuất bản

SAEPS:

Dự án hỗ trợ mĩ thuật tiểu học

SGK:

Sách giáo khoa

VHTT&DL:

Văn hóa thể thao và du lịch

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................51


Các sách và tài liệu nghiên cứu đã viết về giảng dạy phân môn vẽ tranh
nói chung gồm:
- Giáo trình mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật – Tuấn Nguyên
Bình, Võ Quốc Thạch, Nguyễn Thị Ngọc Bích (2007), Ebook.moet.gov.vn,
đây là một giáo trình góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức biên soạn các mô
đun đào tạo theo chương trình Cao đẳng sư phạm và chương trình liên thông
từ Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm; biên soạn các mô đun bồi
dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật
những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết
quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới.
- Giáo trình Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học– Nxb GD, tài liệu
nhằm cung cấp cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học ở các cơ
quan quản lí giáo dục, các trường tiểu học những kiến thức và kĩ năng về đổi
mới phương pháp dạy học nói chung, về phương pháp dạy học các môn học
theo chương trình - sách giáo khoa mới ở tiểu học nói riêng.
- SKKN “Nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh ở trường tiểu học”
của Phan Thị Vân Tuyến - Trường Th Tràm Chim 3, nghiên cứu về nội dung
phương pháp giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh
nhằm giúp học sinh có thể đễ tiếp thu, mở rộng thêm kiến thức để làm nền tản
học tập về sau.
Các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết từng phương pháp dạy học
mĩ thuật tiểu học, phương pháp dạy học phân môn vẽ tranh và những biện
pháp nâng cao chất lương phân môn vẽ tranh nói riêng.
Tuy nhiên các tài liệu trên vẫn chưa làm rõ được vấn đề biện pháp giáo
dục nhằm nâng cao chât lượng giảng dạy trong phân môn vẽ tranh ở tiểu học,


nên nay em viết bài tiểu luận này trên cơ sở tiếp cận, lĩnh hội kiến thức của
những tác giả trước, tổng hợp những gì đã đạt được của các bài viết liên quan

- Phương pháp thực nghiệm dạy thí điểm ở một số lớp bằng phương
pháp mà mình đề ra.
6. Những đóng góp mới của đề tài:
Giúp giáo viên nắm chắc phương giảng dạy phân môn vẽ tranh nhằm
hướng dẫn học sinh hoàn thiện kiến thức và các kĩ năng, kĩ xảo về nghệ thuật
hội hoạ đặc biệt là trong phân môn vẽ tranh.
7. Cấu trúc đề tài:
Tiểu luận gồm 43 trang ngoài phần mở đầu (4 trang), kết luận (2 trang),
tài liệu tham khảo (1 trang), phụ lục (8 trang), được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của dạy học phân môn vẽ tranh trong dạy học
mĩ thuật ở bậc tiểu học (12 trang).
Chương 2. Thực trạng và tình hình dạy học phân môn vẽ tranh tại
trường tiểu học Quảng Châu (6 trang).
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn vẽ tranh
trong dạy học mĩ thuật tại trường tiểu học Quảng Châu (18 trang).


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH TRONG
DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở BẬC TIỂU HỌC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở BẬC TIỂU HỌC.
1.1.1. Mục tiêu.
- Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm
nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật.
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu vềmôn mĩthuật, hình
thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong
chương trình.
- Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí
tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới.

nội dung.
Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm
ra đặc điểm và vẻ đẹp của đối tượng, có thói quen quan sát cuộc sống và thiên
nhiên.
Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
1.2.2. Các hình thức vẽ tranh.
1.2.2.1. Vẽ tranh đề tài.
Vẽ tranh đề tài là vẽ tranh về một đề tài cho trước mà học sinh không
được chọn, mà phải vẽ theo. Trong mỗi đề tài có nhiều cách thể hiện hay nói
cách khác cùng một đề tài nhưng cách thể hiện nội dung khác nhau, tùy thuộc
vào người vẽ mà suy nghĩ, tìm tòi, sao cho tranh của mình đúng đề tài mà
cách thể hiện nhẹ nhàng, dí dỏm tình cảm hơn. Muốn vẽ tranh đề tài, học sinh


cần nắm được kiến thức cơ bản, ngoài ra phải là người chăm quan sát thực
tiễn, chịu khó tìm hiểu cuộc sống xung quanh. Bởi trong tranh đề tài phản ánh
cuộc sống bằng ngôn ngữ hội họa thể hiện ở bố cục, hình vẽ, màu sắc thông
qua ngôn ngữ làm cho người xem hiểu về cuộc sống hay nói cách khác các
em vẽ theo ý tưởng và cảm xúc của mình trong tranh bằng hình ảnh quen
thuộc trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày
1.2.2.2. Vẽ tự do.
Vẽ tự do hay vẽ theo ý thích chính là vẽ tranh về đề tài nào đó do người
vẽ tự lựa chọn theo ý của mình. Cách khai thác đề tài sắp xếp bố cục chọn
hình tượng và màu sắc giống như tranh đề tài cho trước.
1.2.3. Khả năng cảm nhận của học sinh Tiểu học.
-

Đặc điểm tâm lý

Lứa tuổi học sinh Tiểu học tuổi từ 6-10 đang theo học từ lớp 1 đến lớp

ít bố cục thể hiện sự lỏng lẻo vụng về, lúng túng của các em trong khi xây
dựng bố cục. Về hình tượng thì đa phần các em chưa có suy nghĩ tìm tòi về
dáng, hình, động tác và nhất là những đặc điểm điển hình trong từng loại đề
tài hay nội dung mà các em chọn. Bởi hình tượng các em chọn để vẽ còn
chung chung, thiếu cái động, tĩnh, thiếu chiều sâu bức tranh. Các em vẽ tranh
đơn giản chỉ là kể, tả lại những hoạt động, động tác của nhân vật, nguời hay
vật hay một quang cảnh nào đó. Đa số học sinh thể hiện màu sắc trong tranh
thường rực rỡ đôi khi trở nên đối lập về màu sắc khiến cho tranh trở nên khô
cứng. Những đề tài được các em ưa thích nhất là thường là tranh phong cảnh,
bởi vì đó là những thứ gần gũi được các em quan sát thu nhận một cách
thường xuyên thể hiện trí tưởng tượng ghi nhớ của các em hết sức phong phú


đa dạng. nghệ thuật ngôn ngữ tạo hình cũng từ đó mà được hình thành. Bộc lộ
với những đặc trưng riêng của từng lứa tuổi.
Chất liệu mà các em thể hiện chủ yếu là màu sáp và bút dạ ngoài ra còn
màu nước. Chính vì thế mà tranh các em thường là nhưng gam màu rất sống
động, tươi vui. Vì vậy đa phần những bài vẽ của các em có sự chênh lệch về
gam màu đậm nhạt rất lớn. Ở lứa tuổi từ 6 – 7 các em thường chưa ý thức rõ
cách thể hiện màu sắc, chủ yếu các em tô màu theo ý thích, cảm nhận về vẻ
đẹp của các em cũng hết sức đơn giản, ngây ngô.
1.2.4. Kỹ thuật trong vẽ tranh.
Đối với học sinh tiểu học các em có cách cầm bút vẽ đứng, dễ dàng
hơn, hoạt động các khớp linh hoạt, thần kinh tương đối vững vàng nên điều
khiển nét vẽ, hình vẽ theo ý muốn, nét vẽ mạch lạc rõ ràng, chi tiết làm rõ đối
tượng. Nhưng nhìn chung từ nét vẽ cho đến cách sử dụng màu của học sinh
còn theo cảm tính, theo suy nghĩ và ý thích riêng chưa theo một nguyên tắc
nào bởi vậy trong tranh của các em màu sắc tươi sáng, ngộ nghĩnh.
1.2.4.1. Khai thác nội dung chọn hình tượng.
Vẽ tranh đề tài rất thu hút học sinh tiểu học, các em có thể vẽ tranh về

chưa vẽ được người đúng.Hình vẽ của các em thường ngây ngô, chỉ vẽ mô
phổng tượng trưng là chủ yếu. Nhưng đó cũng là cái riêng ở lứa tuổi các em,
làm cho bức tranh của các em có vẽ gì đó ngộ nghĩnh, dí dỏm hồn nhiên.
Vì vậy mà người giáo viên phải biết được đặc trưng đường nét ngôn
ngữ tạo hình ở lứa tuổi của các em để có cách nhận xét đánh giá cho phù hợp.
Tuy nhiên cũng cần có phương pháp nắm bắt và uốn nắn dần tỉ mĩ cho các
em, để các em vẽ bài linh hoạt hơn nâng cao kỹ năng vẽ hình cho các em, làm
tiền đề cho các em học tốt môn học này ở những bậc học cao hơn.


1.2.4.4. Về hình khối.
Đa số các em ở học sinh Tiểu học khi vẽ tranh đề tài đều không chú ý
đến hình khối, vẽ chỉ là một mảng bẹt, thiếu chiều sâu cho không gian. Thực
tế các em khi vẽ người hay cảch vật chỉ chú ý diễn tả chiều rộng và cao của
đối tượng, chiều sâu do định luật xa gần tạo nên các em không nắm bắt
được.. Các em chỉ đơn thuần sắp sếp các hình ảnh vào bài vẽ mang tình chất
trang trí là chủ yếu kết hợp với những đường viền đậm. Một điều đáng lưu ý
nữa là khi các em vẽ tranh đề tài thì từ bước 1 phác bố cục nhưng khi sang
bước hai vẽ hình thì đa số các em thiếu thực hiện theo trình tự các bước, hình
vẽ thường vượt ra khỏi bố cục đã phác, hoặc nhỏ hơn dẫn đến hình vẽ không
cân đối.
1.2.4.5. Màu sắc trong tranh.
Màu sắc là yếu tố đặc biệt tạo được hứng thú nhất cho học sinh. phần
lớn do màu sắc là yếu tố tác động mạnh đến thị giác của con người, nhất là
lứa tuổi học sinh Tiểu học. Đại đa số các em thích vẽ màu, đặc biệt là ở phân
môn vẽ tranh, phần vẽ hình vẽ đường nét được các em vẽ nhanh, và các em
dành phần lớn thời gian để vẽ màu. Một số em chưa ý thức được rằng màu sắc
góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của bức tranh nên các em vẽ màu cẩu thả.
Cũng có những em yếu về kĩ năng tô màu nên màu vẽ thường không đều màu
nhất là ở những mảng hình lớn. Một số khác vẽ màu kĩ, những màu sắc sặc

b) Phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan được thể hiện qua cách giáo viên trình bày nội
dung, kiến thức của bài học qua vật thật, hình tượng hay hình ảnh nhằm giúp
học sinh hiểu bài được dễ dàng và vững chắc hơn.
Có thể vận dụng phương pháp trực quan như sau:


- Trình bày đồ dùng dạy - học (ĐDDH) phải khoa học, đúng lúc, rõ
ràng, phù hợp với nội dung; giới thiệu hay cất ĐDDH phải hợp lí, có thể:
• Giới thiệu xong từng đơn vị kiến thức nên cất đi vì một số học sinh
thường rập khuôn, sao chép lại mẫu.
• Lời giới thiệu nội dung hoặc các câu hỏi gợi ý học sinh suy nghĩ của
giáo viên phải ăn khớp cùng thời điểm với sự xuất hiện ĐDDH.
• Giáo viên cần chỉ vào những nơi cần thiết ở ĐDDH để nhấn mạnh
trọng tâm của bài …. Không để học sinh bị các chi tiết lôi cuốn mà không tập
trung vào những điểm chính.
- Không lạm dụng quá nhiều ĐDDH hoặc kéo dài thời gian làm cho
học sinh dễ phân tán chú ý.
- Cho học sinh vận dụng nhiều giác quan (nghe, nhìn, ngửi, sờ, …).
- Trình bày bảng: Bảng cũng là ĐDDH khi lên lớp, do đó giáo viên cần
lưu ý:
* Trình bày bảng gồm có kênh hình và kênh chữ, trình bày khoa học,
thẩm mĩ, rõ ràng…Chữ viết phải to vừa phải, kiểu chữ chân phương, các đề
mục phải rõ ràng. Kênh hình phải trình bày có hệ thống, không chen lấn kênh
chữ…
c) Phương pháp gợi mở
Phương pháp gợi mở được thể hiện qua những câu hỏi hợp với đối
tượng của giáo viên để tác động đúng lúc, đúng chỗ, có mức độ, có chất lượng
cho học sinh giúp các em suy nghĩ thêm, tự tìm tòi và giải quyết được bài tập
hay nâng cao chất lượng bài vẽ bằng khả năng của mình.

• Ra bài tập và nêu yêu cầu cần đạt để học sinh nắm được trước khi làm
bài.


• Khi học sinh làm bài, giáo viên không vẽ giúp cho học sinh, cần kết
hợp với phương pháp gợi mở.
e) Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là cách tổ chức, hướng
dẫn hoạt động học tập tập thể của học sinh theo từng nhóm nhỏ dưới sự chỉ
đạo của giáo viên
Có thể vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ qua các
bước như sau:
• Chia nhóm (từ 5–6 em), học sinh tự đặt tên cho nhóm, cử nhóm
trưởng.
• Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm việc cho các nhóm (làm bài
tập thực hành, phân tích tranh, tượng…).
• Cả nhóm tham gia hoàn thành nhiệm vụ (thảo luận hoặc phân công
công việc cho cá nhân thực hiện).
• Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm trình bày kết quả học
tập của nhóm.
• Học sinh phân tích, đánh giá kết quả học tập của các nhóm khác
(đúng, chưa đúng nội dung, hoặc đẹp, chưa đẹp) đồng thời nêu lí do rồi xếp
loại, giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả của từng nhóm và động
viên, khích lệ tinh thần làm việc chung của học sinh.
g) Phương pháp dạy-học tích hợp
Phương pháp dạy-học tích hợp được thể hiện:
• Giáo viên nêu được mối quan hệ kiến thức giữa các môn học, giữa
các sự vật, hiện tượng trong một tổng thể thống nhất.
• Kiến thức mĩ thuật có liên quan đến kiến thức các môn học khác như
toán, văn, lịch sử, địa lí, sinh vật, nhạc, giáo dục công dân, …. liên quan đến

Tháng 1 năm 1996 trường chính thức mang tên là trường tiểu học Quảng
Châu. Dưới sự lãnh đạo của nhà giáo ưu tú Đinh Văn Khôi nhà trường liên
tục là lá cờ đầu của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa, được nhận huân chương
lao động hạng 3 do nhà nước trao tặng năm 1986, trường liên tục là trường
tiên tiến cấp huyện cấp tỉnh.
Trường được công nhận chuẩn quốc gia giai đoạn 1996 – 2000, được
công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2007, năm 2012 nhà
trường được công nhận chuẩn mức độ 2. Năm 2013 – 2014 được hội đồng thi
đua cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, trường là một
trong những trường tốp đầu của huyện về chất lượng dạy và học.
- Đội ngũ chung:
Trường có 36 giáo viên, nhân viên trong đó có 3 cán bộ quản lý: 1 hiệu
trưởng, 2 hiệu phó, 22 giáo viên dạy văn hóa, 1 giáo viên dạy mĩ thuật, 1 giáo
viên thể dục, 3 giáo viên tiếng anh, 2 giáo viên tin học, 1 giáo viên đoàn đội,
1 nhân viên văn thư, 1 nhân viên thư viện, 1 nhân viên kế toán.
- Cơ sở vật chất:
Trường tiểu học Quảng Châu là trường đạt chuẩn mức độ 2 nên được
Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư về cơ sở vật
chất phương tiện dạy học rất đầy đủ và hiện đại. Trường có phòng học mĩ
thuật riêng có trang bị máy tính, máy chiếu, màn hình chiếu để phục vụ cho


việc giảng dạy, có các giá vẽ và tủ đựng đồ dùng phục vụ cho giáo viên và
học sinh có các loại tranh ảnh phục vụ cho giáo viên và học sinh, có các loại
tranh ảnh phục vụ cho bài vẽ tranh của từng khối lớp.
Giáo viên trong trường được trang bị tương đối đầy đủ sách giáo khoa,
tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học của môn mĩ thuật.
Ngoài ra giáo viên còn được cung cấp sách giáo viên, sách thiết kế bài
giảng.
Học sinh trường được cung cấp mẫu tượng thạch cao, các vật mẫu hình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status