Bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa đền Thác Bờ tỉnh Hòa Bình - Pdf 41

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Bố cục đề tài .................................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN DI TÍCH VÀ TỔNG QUAN
VỀ ĐỀN THÁC BỜ, TỈNH HÒA BÌNH ......................................................... 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 6
1.1.1. Di sản văn hóa .................................................................................... 6
1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa ........................................................................ 7
1.1.3. Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ............................................................ 7
1.2. Khái quát về địa điểm tồn tại đền Thác Bờ........................................... 8
1.3. Tổng quan về đền Thác Bờ .................................................................. 10
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
VĂN HÓA ĐỀN THÁC BỜ HIỆN NAY ...................................................... 12
2.1. Các giá trị của khu di tích đền Thác Bờ .............................................. 12
2.2. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa đền Thác Bờ ... 14
2.2.1. Hoạt động quản lý, nghiên cứu – bảo tồn.......................................... 14
2.2.2. Ứng dụng, phát huy giá trị di tích ..................................................... 15
2.3. Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị lịch - sử văn hóa của
đền Thác Bờ ................................................................................................. 16
2.3.1. Ưu điểm ........................................................................................... 16
2.3.2. Hạn chế ............................................................................................ 18
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐỀN THÁC BỜ ............................... 21
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị
lịch sử văn hóa di tích đền Thác Bờ ........................................................... 21
3.1.1. Của các cấp chính quyền địa phương ............................................... 21

Hiện nay, tuy là tỉnh có trình độ phát triển kinh tế còn tương đối thấp
nhưng lại được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thắng cảnh đẹp, những đặc
sản nức tiếng gần xa như thắng cảnh vùng hồ thủy điện Hòa Bình nổi tiếng
không chỉ trong nước mà còn mang tầm quốc tế. Bên cạnh đó, Hòa Bình còn lưu
giữ được một hệ thống di tích lịch sử - văn hóa khá phong phú trong đó phải kể
tới đền Thác Bở. Tuy nhiên quá trình khai thác và sử dụng di sản văn hóa trong
đó có di tích đền Thác Bờ trong những năm qua đã đặt ra nhiều vấn đề về mặt lý
luận và thực tiễn trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị của di sản văn hóa để
phục vụ cho phát triển du lịch. Bảo tồn cái gì, bảo tồn như thế nào, ai là chủ
nhân của tiến trình bảo tồn đó, từ tiềm năng di sản để tạo ra các sản phẩm du
lịch, các vấn đề về quản lý các di sản đặc biệt là đền Thác Bờ cần phải được tiến
hành như thế nào là hàng loạt những câu hỏi được đặt ra cần có sự giải đáp một
cách hợp lý để hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích được thực hiện
một cách hợp lý và đúng đắn.
Xuất phát từ những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “Bảo tồn và
phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa đền Thác Bờ, tỉnh Hòa Bình” làm đề tài
tiểu luận của mình với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu về di tích để từ đó có
thể đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong
giai đoạn hiện nay.
3


2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết đề cập tới đền thờ
Thác Bờ tỉnh Hòa Bình như: Bài viết “Đền Thác Bờ và lễ hội đềnThác Bờ”
trong cuốn sách “Địa danh lịch sử văn hóa Du lịch và thương mại” (2007), bài
viết về Đền Thác Bờ trong cuốn sách “Địa chí Hòa Bình” (2005) của nhà xuất
bản chính trị quốc gia, 2005)… đã nêu một cách khái quát về kiến trúc, lịch sử
và một số hoạt động tại đền Thác Bờ.
Những công trình nghiên cứu, bài viết từ nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau

- Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng các giá trị của đền Thác Bờ cho
phát triển du lịch.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị di tích đền Thác Bờ hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát, thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điền dã
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn di tích và tổng quan về đền Thác Bờ,
tỉnh Hòa Bình
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa đền
Thác Bờ hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát
huy các giá trị đền Thác Bờ

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN DI TÍCH VÀ TỔNG QUAN
VỀ ĐỀN THÁC BỜ, TỈNH HÒA BÌNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Di sản văn hóa
Theo tác giả Quang Thông trong cuốn sách “Từ điển Tiếng Việt” (2006),
Nhà xuất bản Văn hóa – Thông Tin đã định nghĩa: “Di sản là cái của thời trước
để lại” [7, tr75], nó có vai trò vô cùng quan trọng trong diễn trình văn hóa của

nói, chữ viết, tác phẩm văn học - nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng,
diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền
thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, trang phục truyền
thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa
Theo Hán Việt tự điển: Di là còn xót lại; Tích là tàn tích, dấu vết. Như vậy
di tích là tàn tích, dấu vết còn xót lại của quá khứ.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì di tích lịch sử văn hóa là tổng thể những công
trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị văn hóa được lưu lại.
Luật Di sản văn hóa của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội khóa X
thông qua tại kì họp thứ 9 ngày 29 tháng 9 năm 2001 thì di tích lịch sử văn hóa
là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,bảo vật quốc gia thuộc
công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa địa có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ,
khoa học.
1.1.3. Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử - văn hoá được xếp vào di sản văn hoá vật thể, mặc dù giá trị
cuả chúng nhiều khi lại ở giá trị tinh thần.
Quản lý di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật quốc
gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà
không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di sản lịch sử- văn hoá

7


đồng thời nghiên cứu, phát huy các giá trị quý báu của các di sản đó. Hoạt động
này bao gồm:
- Tu bổ di sản lịch sử văn hoá là hoạt động nhằm tu bổ, sửa chữa, gia cố tôn
tạo di sản lịch sử.

vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m,
địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng
núi thấp nằm ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn
tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250,
độ cao trung bình từ 100 – 200 m.
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng
đều với các sông lớn như sông Đà, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi...
Hòa Bình có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít
mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 °C. Tháng
7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29 °C, ngược lại tháng 1 có
nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5 °C.
Địa hình đồi núi trùng điệp với các động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa
Tiên. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà rộng
lớn cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ với đầy đủ vịnh, đảo và
bán đảo và hệ động thực vật quý hiếm được bảo tồn.
Trước đền Thác Bờ thuộc xã Hào Tráng, sau nhiều lần thay đổi về địa giới
hành chính, hiện đền tọa lạc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa,
huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Đền Thác Bờ phía tả ngạn thuộc huyện Đà Bắc nằm trên đỉnh đồi Hang
Thần ở xóm Phố Bờ. Từ dưới bến thuyền du khách phải leo hơn 100 bậc, sau đó
theo một triền dốc thoải mới mới đến nơi. Đền gồm 3 gian, mái đền bằng bê
tông cốt thép, được thiết kế theo kiểu vòm cuốn và kiến trúc mặt bằng hình chữ
đinh gồm: nhà Đại bái và nhà Hậu cung, phía trước đền gồm 5 cửa (ngũ quan).
Hiện nay tại di tích này còn lưu giữ được một quả chuông đồng được đúc vào
tháng 2, năm Thành Thái thứ 6.
Đền Thác Bờ phía hữu ngạn huyện Cao Phong tọa lạc trên sườn đồi Sầm
Lông, thuộc xóm Đền. Trước đây đền Thác Bờ chủ yếu được dựng lên từ tranh,
9





Khi đánh thắng giặc, các bà còn tổ chức lễ hội cho nhân dân mừng chiến
thắng để tiễn quân của nhà vua về kinh đô. Sự tích Đền Bờ hay còn gọi là sự tích
bà Chúa Thác gắn liền với với cuộc chinh phạt giặc do vua Lê chỉ huy và được
nhân dân địa phương ủng hộ bằng cách đóng bè, mảng đưa quân cùng với
thuyền rồng của nhà vua vượt thác Bờ trở về.
Khi nói về Thác Bờ, sách Đại Nam nhất thống chí đã chép như sau: “Ở địa
phận Đà Bắc, gần châu lị, đằng trước trông ra sông Đà, có núi Long Môn, tên
nữa là núi Thác Bờ, đá núi chắn ngang nửa dòng sông, thế nước xoáy mạnh ầm
ầm, trông rất dữ dội. Đầu đời Lý, quân đi đánh Ma Sa đóng ở mỏm Long thuỷ,
hồi đầu đời Lê đi đánh Đèo Cát Hãn, đường qua đê Long thuỷ, tức là chỗ này.
Ngay giữa ghềnh đá có một chỗ rộng chừng 5,6 trượng, người ta gọi là “ao vua”,
tức là bến sông Vạn Bờ xưa thuộc xã Hào Tráng, châu Đà Bắc”…lại có tên núi
nữa là núi Ngải. Sách Đại Thanh nhất thống chí chép: “núi ở huyện Gia Hưng;
trông ra sông cái…tương truyền trên núi có cây ngải tiên, mùa xuân nở hoa, sau
khi mưa, hoa rụng xuống nước, con cá nào nuốt phải hoa ấy thì vượt được Long
- môn mà hoá thành rồng. Nay núi Long môn châu Đà Bắc, trước mặt trông ra
sông Đà, gần đê Long thuỷ, có lẽ là đấy”. Phần chép về sông Đà, có đoạn như
sau: “có 83 thác nổi tiếng mà Vạn Bờ là thác nguy hiểm nhất; bờ bên hữu sông
là động Thượng và động Hạ thuộc Châu Mai, bờ bên tả là các động Tân An, Hào
Tráng, Hiền Lương và Dĩ Lí thuộc Châu Mộc”.
Ngày nay, thác Bờ và Đền Bờ đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh
nổi tiếng. Lễ hội đền Thác Bờ được mở từ ngày mùng 2 Tết đến hết tháng 4 âm
lịch. Mỗi ngày đền Thác Bờ đón hàng ngàn khách thập phương nô nức đến lễ
cầu may.
Trước đây đền Thác Bờ thuộc xã Hào Tráng tuy nhiên đền thờ cũ chìm
dưới hàng chục mét nước của thủy điện Hòa Bình. Sau nhiều lần thay đổi về địa
giới hành chính, hiện đền tọa lạc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy
Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Đền Thác Bờ có giá trị tâm linh, tinh thần to lớn đối với người dân Hòa
Bình nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

12


Ngôi đền thờ những người có công với dân với nước trải qua hàng trăm
năm lịch sử nên rất linh thiêng. Vẻ cổ kính vốn có của đền cũng làm tăng thêm
tính thiêng đó.
Chính vì tính thiêng vốn có mà đền Thác Bờ luôn có rất đông đảo du
khách đến thăm viếng, trở thành một phần không thể thiếu trong tâm linh của
mỗi người dân.
Đền Thác Bờ là nơi nhân dân địa phương và du khách đến để cầu mong
những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, cho bạn bè, là nơi để tận hưởng những
giây phút tĩnh tâm thoải mái nhất sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Đền Thác Bờ đã trở thành một biểu tượng tâm linh tinh thần của tỉnh Hòa
Bình, là nơi mà mỗi một người dân nào dù đi bất cứ đâu cũng luôn tìm về.
Những hoạt động tín ngưỡng tại đền Thác Bờ với những nét linh thiêng,
trang nghiêm của nó, cũng đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tâm linh người dân
địa phương. Nó có giá trị văn hoá độc đáo trong đời sống tâm linh của cư dân.,
nhân dân địa phương cũng như nhân dân cả nước, hàng năm vào dịp lễ hội đã
đến đây thắp hương để tưởng nhớ tới công lao to lớn của những bậc tiền nhân và
thoã mãn như cầu tâm linh trong đời sống tinh thần của mình.
Đền Thác Bờ là một bộ phận đặc biệt của khu văn hoá quanh hồ thủy điện
Hòa Binh, nó mang trong lòng những yếu tố đặc trưng của một nền văn hoá lâu
đời trong một không gian văn hoá được xác lập, tạo dựng với rất nhiều yếu tố
chi phối khác nhưng đều làm tôn nên một không gian thiêng ngay giữa chốn non
nước, núi rừng.
Di tích đền Thác Bờ là một sản phẩm văn hoá có tính lịch sử và tính tổng
hợp các giá trị văn hoá độc đáo của một thời đại. Công trình kiến trúc đền chỉ

cụ thể về thời gian cũng như kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích.
Các di tích trải qua quá trình tồn tại lâu dài đều không tránh khỏi sự tác
động của các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những
yếu tố tự nhiên tác động thường xuyên tới di tích như khí hậu, thiên tai, độ
ẩm...đây đều là những yếu tố tác động tiêu cực đến công tác bảo quản các cấu
kiện kiến trúc của di tích. Bên cạnh những yếu tố của tự nhiên thì con người
cũng là một tác nhân đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tới di tích. Chính
14


vì vậy mà công tác bảo tồn các di tích là công việc không hề đơn giản đòi hỏi
những người làm công tác bảo tồn di tích phải thường xuyên nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến di tích trên mọi phương diện như lịch sử, kiến trúc, mĩ
thuật...để có thể bảo tồn di tích một cách tốt nhất.
Thông thường, người ta sử dụng các hình thức tu bổ di tích như: Tu bổ với
quy mô lớn (sửa chữa lớn, tu sửa lớn) và tu bổ mang tính chất sửa chữa nhỏ (tu sửa
nhỏ). Căn cứ vào thực trạng di tích đền Thác Bờ hiện nay, trước mắt những người
làm công tác Quản lý văn hóa mà trực tiếp là Ban quản lý di tích đã chọn giải pháp
thứ hai tức là tu bổ mang tính chất sửa chữa nhỏ. Giải pháp này có nhiệm vụ bảo vệ
và tăng cường về mặt kĩ thuật để cho di tích, luôn giữ được trạng thái bảo quản ổn
định mà không làm thay đổi hình dáng vốn có của nó. Giải pháp này được tiến hành
bằng những hình thức như: Bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cho di tích; kiểm tra
về mặt kĩ thuật; phát hiện, ngăn chặn hoặc loại trừ kịp thời những nguyên nhân gây
hại cho di tích. Với giải pháp này chúng ta có thể tiến hành trên một số bộ phận của
di tích đền Thác Bờ đang bị mối mọt, mục nát như: Một số hoành, đầu bẩy, các
mảng chạm...bằng những kĩ thuật cụ thể như: bảo dưỡng, gia cố, tái định vị...
Với giải pháp gia cố thì ở các cấu kiện là các xà ăn mộng vào thân cột ta dùng
giải pháp tạm thời là dùng một miếng sắt có độ dày vừa phải sau đó bắt bu lông vào
thân cột và xà để cho tua mộng của cấu kiện được chắc chắn, tránh những hư hỏng
nặng tiếp theo. Nếu tiến hành gia cố kịp thời thì có thể sẽ tránh được tình trạng


ngoại khóa , đưa học sinh , sinh viên tham quan di tí ch . Các hoạt động này nhằm
nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ những di sản văn hóa của dân
tộc mà cụ thể ở đây là di tí ch đền Thác Bờ. Đồng thời tuyên truyền , giới thiệu di
tích thông q ua các phương tiện thông tin đại chúng .
Công tác quản lý là khâu then chốt trong việc bảo vệ , phát huy giá trị của di
tích đền Thác Bờ trong thời điểm hiện nay .
2.3. Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị lịch - sử văn hóa
của đền Thác Bờ
2.3.1. Ưu điểm
Ngày nay, nền kinh tế nước ta có bước chuyển mình tích cực. Việt Nam đã
khẳng định vị thế của mình với thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội. Cùng với
sự phát triển kinh tế xã hội, cuộc sống của người dân được đảm bảo, và như một
nhu cầu tất yếu, họ ước muốn trở về nguồn, về với những giá trị chân, thiện, mỹ.
Những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc có cơ hội được gìn giữ và phát huy.
16


Chưa bao giờ xu hướng đề cao tâm linh, tín ngưỡng lại được nhân dân các địa
phương coi trọng như hiện nay. Di tích, lễ hội cổ truyền được tổ chức phục
dựng, hàng loạt các di tích văn hóa, lịch sử được đầu tư, khôi phục. Cũng như
các di sản văn hóa khác, di tích và lễ hội đền Thác Bờ được quan tâm tu bổ, tôn
tạo và phát huy giá trị. Đây là cơ hội cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp khai
thác tối đa các giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.
Những năm gần đay, nhận thức về vai trò của văn hóa ở nước ta được nâng
lên đúng với giá trị đích thực của nó. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân
tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người,
với xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa là động lực thúc đẩy vừa là mục tiêu phát

Thác Bờ đã đi vào nề nếp, ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao chất
lượng. Đặc biệt là công tác phục vụ khách du lịch . Đảm bảo du khách đến với lễ
hội có cảm giác an toàn , tính trật tự trong lễ hội . Hiện tượng mê tí n dị đoan , bán
hàng rong , chèo kéo khách du lị ch , bán hàng không đảm bảo chất lượng mà báo
chí đã nêu trong những kỳ lễ hội trước nay đã được khắc phục

. Đến với lễ hội

đền Thác Bờ những năm gần đây du khách đều có ấn tượng tốt về công tác tổ
chức an toàn, quy củ và trật tự trong suốt thời gian diễn ra lễ hội .
2.3.2. Hạn chế
Ngoài những tích vực mà hoạt động du lịch văn hóa lễ hội mang lại thì
cũng có rất nhiều những tiêu cực khi tổ chức lễ hội.
Khi nói đến lễ hội là phải có đong đảo người tham gia, đầy đủ các tầng lớp
trong xã hội, nếu chỉ có ít người thì không thể gọi đó là lễ hội được. Chính vì
vậy mà có rất nhiều những khó khắn cho công tác quản lý. Trước hết là do ý
thức của người dân và khách du lịch đến trẩu hội đã làm ảnh hưởng đến mội
trường xung quanh nơi diễn ra hoạt động lễ hội, làm ô nhiễm môi trường vì rác
thải bừa bãi, khói xe và các phương tiện giao thông gây nên.
Có rất nhiều khách từ khắp mọi nơi khác nhau dến tham quan nên phương
tiện đi lại đông, điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tắc nghẽn giao
thông rất nghiêm trọng có khi kéo dài hồ.
Trong lễ hội có rất nhiều các hoạt động không lành mạnh như lợi dụng lễ
hội và lòng tin của du khách đã hành nghê mê tín dị đoan, làm ảnh hưởng đến
nét đẹp của không gian văn hóa của lễ hội, làm mất đi bản chất của lễ hội.

18


Cũng trong dịp lễ hội các hoạt động ăn xin, trộm cắp, móc túi xảy ra khá

bất cập, hoạt động lễ hội tại di tích gắn với tâm linh còn bị lợi dụng...
- Vấn đề xã hội hóa trong trùng tu tôn tạo di tích và việc bảo đảm giá trị
gốc của di tích; mối quan hệ giữa gìn giữ, phát huy giá trị di tích và việc khai
thác, tổ chức hoạt động lễ hội tại di tích cũng còn hạn chế;
- Mối quan hệ giữa gìn giữ, phát huy giá trị di tích và việc khai thác di tích
để xây dựng sản phẩm du lịch phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược quảng bá,
xúc tiến du lịch và việc tuyên truyền về giá trị của các di tích ít được quan tâm;
- Chủ trương bàn giao di tích cho các trường của ngành Giáo dục – Đào tạo
bảo vệ, quản lý, khai thác giáo dục truyền thống là đúng đắn nhưng triển khai và
thực hiện còn nhiều hạn chế.

20


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐỀN THÁC BỜ
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị
lịch sử văn hóa di tích đền Thác Bờ
3.1.1. Của các cấp chính quyền địa phương
Bảo tồn, phát huy giá trị di tích đền Thác Bờ gắn với sự phát triển du lịch là
cách thức khai thác hiệu quả các giá trị truyền thống, văn hóa, lịch sử phục vụ
phát triển kinh tế,văn hóa xã hội của địa phương.
Trên cơ sở các Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
các cấp quản lý địa phương xác định phương hướng quản lý, khai thác và phát
huy giá trị di tích đền Thác Bờ như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo tồn,
phát huy giá trị của di tích, lễ hội đền Thác Bờ ở thời điểm hiện tại và trong
tương lai. Trong quá trình tu bổ, tôn tạo phải đảm bảo và tôn trọng tính nguyên
gốc của di tích.

bán la liệt trong khu vực di tích đã làm mất đi nét đẹp văn hoá, tính trang
nghiêm nơi thờ tự, gây phản cảm đối với khách du lịch. Chính vì vậy, những
người làm công tác quản lý mà trực tiếp là những người trong ban quản ly di
tích xác định một số nội dung hoạt động cụ thể:
- Trong thời gian tới , cần tập trung kiểm kê , đánh giá , phân loại các giá trị
của di tí ch để trên cơ sở đó có thể xây dựng và triển khai những dự án đầu tư
nâng cấp di sản văn hóa này bằng nhiều nguồn lực khác nhau .
- Khẩn trương hoàn tất hồ sơ khoa học , tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động
bảo vệ và phát huy giá trị , kịp thời ngăn ngừa những sự sửa chữa , xây dựng tùy
tiện đã và đang làm mất dần di sản kiến trúc vốn có của khu vực này .
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục kết hợp với việc tăng cường xử lý
các hành vi vi phạm để từng bướ c tạo lập và duy trì kỷ cương quản lý
mọi cấp, mọi ngành và mọi người dân địa phương.

22

di tích ở


- Tạo lập sự hợp tác liên ngành giữa các cơ quan của Trung ương và địa
phương trong lĩnh vực bảo tồn di tích.
- Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa nhằm huy động sự tham gia của các tổ
chức kinh tế , xã hội trong nước và nước ngoài cùng đông đảo các rầng lớp nhân
dân vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy

giá trị di tích lịch sử văn hóa đền Thác

Bờ, góp phần tạo ra những động lực của sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội tại
địa phương.
3.2. Một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Ngày 26 tháng 10 năm 1976 tại Nairobi đại hội đồng UNESCO khóa họp
thứ 19 đã thông qua kiến nghị “Về trao đổi quốc tế các tài sản văn hóa”. Ngoài
ra, còn có công ước quốc tế được ký kết giữa các nước về bảo vệ di sản văn hóa
như công ước Lahay (14/5/1959) đại diện 43 nước đăng ký công ước và một số
văn bản kèm theo về bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp có xung đột xảy ra.
Ngày 23 tháng 11 năm 1945 Bác Hồ đã ban hành sắc lệnh số 65 SL/CTP
trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bảo tồn cổ tích ở nước ta. Sắc
lệnh ghi rõ “Cấm phá hủy đền, chùa, đình, miếu và những nơi thờ tự khác như:
Cung điện, thành quách, lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia ký
đồ vật, chiếu sắc, văn bằng giấy má sách vở có tính chất tôn giáo nhưng có lợi
cho lịch sử mà chưa được bảo tồn…” Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng
BCH Trưng Ương Đảng Lao Động Việt Nam ra thông tư số 38 TT/TW ngày 28
tháng 6 năm 1956. Thủ tướng chính phủ ra thông tư 954 TTg ngày 3 tháng 7
năm 1956 quy định rõ những điều khoản về việc bảo vệ những di tích lịch sử
văn hóa và danh lam thắng cảnh. Do đó, nghị định 519TTg ngày 19 tháng 10
năm 1957 về bảo tồn di tích ra đời.
Sau khi đất nước thống nhất, Nhà Nước ta lại càng quan tâm tới việc phục
hồi, tu bổ, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa. Và để tang cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa về việc ban hành pháp lệnh số 14 LCT/HĐNN thông qua ngày 31
tháng 3 năm 1984 công bố ngày 14 tháng 4 năm 1984 do đồng chí Trường
24


Chinh ký về việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh làm thắng
cảnh. Tất cả các văn bản pháp lý trên đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà
Nước đến vấn đề bảo vệ các di sản văn hóa đối với công cuộc xây dựng đổi mới
đất nước.
3.2.2. Các giải pháp chung
Việc quy hoạch xây dựng các công trình trên địa bàn đòi hỏi các cấp chính
quyền, các sở ban ngành có sự bàn bạc, cân nhắc, thống nhất tránh làm ảnh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status