Giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua dạy học môn đạo đức ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay - Pdf 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRƯƠNG THỊ DUY

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ TUY
HÒA, TỈNH PHÚ YÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY.

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Mã số: 60.14.01.01.
Người hướng dẫn khoa học: TS DƯƠNG GIÁNG THIÊN HƯƠNG

HÀ NỘI – 2017
1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
 Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi,
 Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực,
 Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên
TRƯƠNG THI DUY

2


Viết đầy đủ

GDGTS

Giáo dục giá trị sống

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

CSVC

Cơ sở vật chất

GDNGLL

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

KN

Kỹ năng

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Biểu đồ 3.4: Kết quả kiểm tra đầu ra về ý thức của lớp TN&ĐC…………………
Biểu đồ 3.5: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm………………………………….
Biểu đồ 3.6: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm…………………………………….

Biểu đồ 3.7: Kết quả biểu hiện GTS của học sinh trước thực trạng và sau thực
nghiệm……………………………………………………………………………..

6


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA
DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC……….. ……………...
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề……………………………………………...........
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài…………………………………….....
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước……………………………………….
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài……………………………………………..
1.2.1. Giá trị …………………………………………………………………………….
1.2.2. Giá trị sống……………………………………………………………………….
1.2.3. Giáo dục giá trị sống ………………………………………………………………
1.2.4. Giáo dục giá trị sống thông qua dạy học môn Đạo đức…………………………..
1.3. Giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học …………………………………….
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học…………………………………………..
1.3.2. Vai trò của giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu hoc…………………………..
1.3.3. Nội dung phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học………………
1.3.4. Các con đường giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học………………………
13.5. Đặc điểm hình thành GTS………………………………………………………….
1.4. Giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn Đạo đức

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ
YÊN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY………………………..
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ………………………………………………..
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu……………………………………………
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đối tượng……………………………………………
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả……………………………………………
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống…………………………………………….
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo chủ học sinh
tiểu học …………………………………………………………..................................
3.2. Các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học thông qua dạy học
môn Đạo đức ở trường tiểu học ……………………………………………………

8


3.2.1. Giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học thông qua các giờ học môn Đạo
đức…………………………………………………………………………………….
3.2.2. Giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua thực hành môn Đạo đức ……
3.2.3. Xây dựng chủ đề giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học được tổ chức
dưới hình thức tổ chức cuộc sống sinh hoạt hằng ngày……………….....................
3.2.4. Giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoại khóa
môn Đạo đức……………………………………………………………….……………
3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu
học……………………………………………………………………………………..
3.2.6. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp…………………………………………….
3.3.1. Thực nghiệm biện pháp 1: Giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học thông
qua các giờ học môn Đạo đức …………………………………………………………
3.3.2. Thực nghiệm biện pháp 2: Giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua giờ
học thực hành môn Đạo đức…………………………………………………………..

Việt Nam đã từng dạy: “Người có Tài mà không có Đức là người vô dụng. Người có
Đức mà không có Tài làm việc gì cũng khó” Đạo đức còn được coi như “cái gốc” của
cây, “cái nguồn” của sông do đó “người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức
có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Ngày 21 tháng 10 năm 1964
khi trở về thăm trường ĐHSP Hà Nội, Bác Hồ đã nói: “Công tác giáo dục đạo đức trong
nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nhà trường
XHCN. Dạy cũng như Học phải biết chú trọng cả Đức lẫn Tài. Đức là đạo đức cách
mạng, đó là cái gốc quan trọng .Nhiệm vụ của nhà trường là phải làm sao tìm ra những
biện pháp có hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh [7,tr19]
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm là phat
triển kinh tế, điều đó không xem nhẹ vai trò của đạo đức, Đảng ta luôn khẳng định vai
trò quyết định của nhân tố con người, đó “phải là những con người phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần”, trong đó
đạo đức mới là một động lực tinh thần to lớn thúc đảy phong trào thi đua yêu nước,
hăng say lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát hy sáng kiến kỹ thuật, làm việc có
hiệu quả chất lượng của nhân dân lao động.
Điều 27: Luật GD 2005 mục tiêu của giáo dục phổ thông đã chỉ rõ:
“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ’’
Tiểu học là một cấp học trong bậc học phổ thông, bậc học mà học sinh được tiếp
thu những tri thức đầu tiên về khoa học tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy mà học sinh
cần được trang bị những kiến thức, thái độ và kỹ năng một cách chính xác từ đó giúp
các em có cơ sở phát triển trí tuệ, hình thành những định hướng giá trị, chuẩn mực của
10


con người mới. Để có những giá trị chuẩn mực Đạo đức trên nhất thiết phải tiến hành
giáo dục giá trị sống thông qua dạy học môn Đạo đức ở tiểu học.
Những thay đổi của xã hội Việt Nam hiện đại cũng đã và đang ảnh hưởng mạnh

việc, từ đó giúp học sinh ý thức rõ ràng hơn, tu dưỡng hoàn thiện nhân cách và biết
cách vận dụng những giá trị sống.Thứ ba, đối với nhà trường, giáo dục giá trị sống sẽ
góp phần nâng cao chất lượng việc dạy học xây dựng bầu không khí nhà trường dựa
trên nền tảng các giá trị tích cực, cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, nâng
cao ý thức học tập cho học sinh. Hơn nữa, việc giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu
học trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát trển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói
quen, phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực tự tin, có
ý thức lựa chọn nghề nghiệp học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và có những
năng lực cần thiết để trở thành người công dân có ích, người lao động cần cù, có tri
thức và sáng tạo[9]. Các nhà trường phổ thông đã chú trọng đến trang bị những giá trị
sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không chỉ có ý nghĩa đối với học sinh mà
còn giúp họ có được những kiến thức, kỹ năng, phương pháp giáo dục nhân cách nói
chung và giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh tiểu học .
Giáo dục giá trị sống cho hoc sinh tiểu học đã được quan tâm hơn trong vòng vài
năm gần đây. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học chưa cao.
Để góp phần giải quyết vấn đề đó, việc nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho học sinh
tiểu học hiện nay rất cần thiết và có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở
đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua dạy
học môn Đạo đức ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong bối
cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu
học, luận văn đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua môn
Đạo đức nhằm hoàn thiện nhân cách và giúp HS có kết quả tốt hơn trong học tập, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo học sinh đáp ứng với xu hướng đổi mới giáo dục hiện
nay.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu :
12


13


Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Bao gồm các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ
thống hóa lý thuyết. Nhóm phương pháp này được sử dụng để xác định bản chất của
khái niệm cơ bản trong đề tài, mối quan hệ giữa các vấn đề lý luận. Trên cơ sở đó, luận
văn xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu bằng ankét.
Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giá
trị sống cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn Đạo đức. Đối tượng đều tra gồm
giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý trường tiểu học.
7.2.2. Phương pháp quan sát.
Chúng tôi tiến hành dự giờ và tham dự các buổi sinh hoạt, các chủ đề về giáo dục
giá trị sống cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học thành
phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Phương pháp này bổ sung cho phương pháp nghiên cứu
bằng ankét.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Chúng tôi sẽ thu thập và nghiên cứu những sản phẩm liên quan đến giáo dục giá trị
sống cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên theo tiếp cận giáo dục giá trị sống để bổ sung số liệu cho phương
pháp nghiên cứu bằng ankét.
7.2.4. Phương pháp trò chuyện.
Đề tài được tiến hành thông qua trò chuyện giữa người nghiên cứu và các đối
tượng nghiên cứu ở 2 trường này để bổ sung số liệu.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Chúng tôi sẽ tiến hành tổng kết kinh nghiệm giáo dục giá trị sống cho học sinh

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA
DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài.
Giáo dục giá trị sống là một vấn đề quan tâm trên phạm vi toàn cầu bởi giáo dục
giá trị sống sẽ giúp con người nhận thức và hành động một cách đúng đắn và tích cực
theo hướng thúc đẩy sự phát triển cho cá nhân và xã hội đặc biệt trong bối cảnh xã hội
có nhiều biến động. Các nghiên cứu về giáo dục giá trị sống thường tập trung làm rõ
cách tiếp cận giá trị sống, vai trò, nhiệm vụ của nhiệm vụ của giáo dục giá trị sống
trọng nhà trường đến sự phát triển của người học như nhân cách, kết quả học tập, mối
quan hệ trong trường học, giữa giáo dục giá trị (value education) với giáo dục đạo đức
(Moral education).
Năm 1741, trong nền giáo dục Mỹ, giáo dục giá trị sống được coi bắt đầu từ hệ 13
giá trị mà con người có do Benjamin Franklin đề ra, bao gồm các giá trị như: chừng
mực, yên lặng, ngăn nắp, kiên quyết, tiết kiệm, chân thành, trung dũng , khiêm tốn…
Ngoài ra, viện Rockridge của nước này cũng nhấn mạnh đến ba nhóm giá trị cơ bản cần
giáo dục cho con người là:tự do, bình đẳng và an ninh.
Năm 1986-1987 theo đề nghị của UNESCO đã có cuộc đều tra quốc tế về giá trị
đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI nhằm mục đích nghiên cứu các
vấn đề giá trị và giáo dục giá trị. Đến năm 1995, chương trình quốc tế chia sẻ giá trị
sống làm cho thế giới tốt đẹp hơn được khởi xướng nhân dịp 50 năm thành lập Liên
Hợp Quốc. Vào tháng 8 năm 1996, tại trụ sở UNICEF hơn 20 nhà giáo dục trên khắp
châu lục đã được mời tham dự hội thảo về chương trình này. Họ thảo luận về những
điều cần thiết cho trẻ em trên toàn thế giới, những kinh nghiệm của họ khi nghiên cứu
các giá trị và làm cách nào để các nhà giáo dục kết nối các giá trị giúp người học có thể
học tập suốt đời một cách tốt hơn. 12 giá trị sống đã được lựa chọn và xác định là
những giá trị cốt lỗi cần giáo dục cho thế hệ trẻ đó là: (1) hòa bình; (2) tôn trọng; (3)
16





Năm 2015, nghiên cứu nổi bậc: giáo dục giá trị sống thông qua xã hội hóa học tập
trên tạp chí giáo dục từ xa số 16 của đại học Anadodu, Turkey. Mục đích nhằm cung
cấp việc giáo dục giá trị thông qua hệ thống giáo dục đào tạo từ xa cho học sinh.
Giáo dục giá trị sống có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách thế hệ trẻ đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng
tích cực hơn, tốt đẹp hơn. Giáo dục giá trị sống là một yêu cầu tất yếu của thời đại.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.
Ở trong nước giáo dục giá trị sống cũng là vấn đề được quan tâm trong những năm
trở lại đây. Trong hệ thống giáo dục nhà trường phổ thông, đến năm 2005, chương trình
giáo dục giá trị sống mới đưa vào hoạt động ngoại khóa hoặc lồng ghép vào các giờ
sinh hoạt. Đến năm 2008, các cơ sở giáo dục chính quy và không chính quy đưa vào cơ
sở của mình. Một số tác giả đã nghiên cứu về giá trị sống và vai trò, nhiệm vụ, nội dung
và phương pháp giáo dục giá trị sống. Mạc Văn Trang (1995), Nguyễn Thị Mỹ Lộc,
Đinh Thị Kim Thoa (2008), Như Phạm Minh Hạc (2010), Nguyễn Thanh Bình (2013),
Trần Thị Lệ Thu (2014), Vũ Thị Ngọc Tú (2015) …tập trung nghiên cứu các giá trị
sống cho thanh thiếu niên trong đó nhấn mạnh vai trò của gia đình, nhà trường trong
việc giáo dục học sinh, đồng thời đề xuất nhà trường cần xây dựng nội dung giáo dục
giá trị sống phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Giá trị sống và kỹ năng sống thường
lồng ghép vào các môn học như Tập đọc kể chuyện, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức …ở
một số trường học, chủ đề giáo dục giá trị sống đưa vào nội dung chương trình sinh
hoạt cuối tuần, sinh hoạt dưới cờ hoặc hoạt động ngoại khóa theo chủ đề.
Những nghiên cứu nói trên được tác giả đi sâu nghiên cứu và đưa ra những định
hướng giá trị đạo đức và nhân cách con người nói chung. Các công trình nghiên cứu
cũng đề cập đến việc giáo dục hệ giá trị nhân văn cho học sinh tiểu học, song vẫn còn
mờ nhạt và còn nhiều khía cạnh chưa được khai thác.Đây được xem như cơ sở nền tảng
cho quá trình nghiên cứu sau này của đề tài khi đi sâu khai thác hơn nữa về giáo dục giá
trị sống cho học sinh tiểu học.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về giáo dục giá trị sống thông qua

những thái độ hành vi, lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, hợp trong những tình
huống trò chơi
19


- Yêu cầu khi thực hiện biện pháp
+ Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề giáo dục giá trị
sống, đặc điểm và trình độ của người học, hoàn cảnh và điều kiện thực tế của lớp học.
+ HS phải tham gia tổ chức, điều khiển ở các khâu như: Chuẩn bị cho trò chơi,
tiến hành chơi và đánh giá sau khi chơi. Sau khi chơi GV cần tổ chức cho HS phân tích
nội dung, ý nghĩa trò chơi bằng một hệ thống câu hỏi phù hợp để rút r những kết luận
về mặt lý thuyết.
* Phương pháp đóng vai
- Là phương pháp trong đó người học thực hành, làm thử một số ứng xử nào đó
trong tình huống giả định cho trước qua đó rèn luyện cho HS những giá trị sống cần
thiết. Phương pháp này người học được đóng vai các nhân vật, thể hiện cách ứng xử
nhằm giải quyết tình huống trên cơ sở ý nghĩ sáng tạo của các em.
- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp
+ GV xác định rõ mục tiêu của hoạt động thực hành, luyện tập, tổ chức theo trình tự
chặt chẽ.
+ GV phổ biến quy trình các bước rõ ràng, yêu cầu HS nắm vững lý thuyết rồi
thực hành
* Phương pháp nghiên cứu tình huống
- Là phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức cho HS nghiên cứu những tình huống
xảy ra trong cuộc sống thực tiễn có chứa đựng các vấn đề cần giải quyết, qua đó giúp
các em tìm ra kiến thức, kinh nghiệm mới.
Tình huống được sử dụng trong dạy học GDGTS có thể đưa ra dưới dạng là một câu
chuyện kể, một tình huống đoạn video, tình huống do HS đóng vai…Việc tổ chức giúp
cho HS nghiên cứu tình huống giúp các em gắn liền kiến thức với thực tiễn, kích thích
hứng thú và tích cực học tập.

hiểu hành vi, hoạt động của con người và dự báo sự phát triển của nhân cách.
Gía trị theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu đó là cái đã làm cho một khách thể
nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối vớ chủ thể, được mọi người thừa nhận. Người ta
có thể phân chia giá trị thành: giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị riêng, giá trị
chung, giá trị xã hội. Vì con người cũng có nhiều quan điểm tương đồng trong định
hướng giá trị, nên có những giá trị được số đông chấp nhận và những giá trị này sẽ trở
thành giá trị chung của xã hội. Tuy nhiên, giá trị cũng là phạm trù có tính lịch sử.
Gía trị là “những niềm tin, thái độ, mục đích, cảm xúc, lý do đã được đánh giá, lựa chọn
sau khi đã cân nhắc, xem xét, thử thách và thấm nhuần trong cuộc sống”(Raths 1966).
Quan điểm xã hội học giá trị:

21


Dưới góc độ xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện
kinh tế cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định của xã hội.
Giá trị trong Đạo đức học luôn gắn liền với những khái niệm trung tâm như: cái
thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trị thuộc phạm vi đời
sống đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành các chuẩn
mực, quy tắc đạo đức xã hội.
Theo định nghĩa chung nhất như J.H Fichter, nhà xã hội học Mỹ, xác định: “Tất
cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã
hội đều có một giá trị”[26]
- Quan niệm giáo dục học về giá trị:
Giá trị là phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hay của một con
người, là cái làm cho vật thừa nhận là có ích lợi, đáng quý, là ý nghĩa tích cực hay tiêu
cực của khách thể đối với con người, giai cấp, nhóm xã hội, nói chung là các giá trị vật
chất tinh thần có ý nghĩa đối với cuộc sống.[28]
Nhìn chung, theo quan điểm của các nhà khoa học hay dưới góc độ của các
ngành khoa học khác nhau, cũng như trong một số từ điển đã định nghĩa, khái niệm giá

nhiệm, Hợp tác, Khiêm tốn, Trung Thực, Giản dị, Tự do, Đoàn kết [14,tr18] .
1.2.3. Khái niệm giáo dục
Trong một báo cáo của UNESCO “Learning: The treasure within”(tạm dịch
“Học tập: kho báu từ bên trong” đã nhận định; “Khi phải đối mặt với rất nhiều thử
thách của tương lai, nhân loại nhìn thấy trong giáo dục một tài sản không tách rời, thiết
yếu trong nỗ lực đạt tới những lý tưởng về hòa bình, tự do và công bằng xã hội”. Như
vậy, giáo dục không phải là phương thuốc thần kỳ khiến cho lý tưởng của các nhà giáo
dục trở thành hiện thực, song nó là con đường cơ bản để thế hệ trẻ vừa có được cuộc
sống hạnh phúc hơn trong hiện tại, đồng thời xây dựng cho mình một tương lai bền
vững.
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có nội dung bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo
dục trong cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách họ.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá tình hình thành cho người được giáo dục lý
tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi,
23


thói quen, cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho người họ các hoạt
động và giao lưu.
Nói về giáo dục giá trị sống nói chung, tác giả Phan Thanh Long định nghĩa:
“Giáo dục giá trị là quá trình nhà giáo dục tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, định hướng,
kích thích hoạt động tự giác, tích cực và chủ động của người được giáo dục, qua đó
giúp họ lĩnh hội được các giá trị xã hội, hình thành nên hệ thống giá trị của cá nhân phù
họp với mong đợi của xã hội”[21,138]
1.2.4. Khái niệm giáo dục giá trị sống thông qua dạy học môn Đạo đức
Giáo dục giá trị sống thông qua dạy học môn Đạo đức ở tiểu học tập trung tạo
dựng cho người học thái độ biết chung sống hòa hợp với mọi người trong cộng đồng,
biết suy nghĩ tới hướng đi trong tương lai của bản thân, đồng thời biết tự phát hiện và
khẳng định bản thân.

em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do
đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí
tuệ…Dựa vào cơ chế sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu
hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
Hệ cơ trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động
như chạy, nhảy, nô đùa…Vì vậy mà nhà giáo dục nên đưa các em vào trò chơi vận
động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4cm, trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg. Nếu
trẻ vào lớp 1 đúng 7 tuổi thì chiều cao khoảng 1.20cm (nam) 1.16cm (nữ) cân năng đạt
18,7kg(nam) và 16,3kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình , chiều cao của trẻ
có thể xê dịch khoảng 4-5cm, cân nặng có thể xê dịch 1-2kg. Tim đập nhanh khoảng
85-90 lần /phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn
chưa hoàn chỉnh. Cơ tay và bắp chân phát triển mạnh. Nhờ có sự phát triển của các cơ
lớn nên động tác trở nên mạnh mẽ. Song khả năng thực hiện các động tác tinh vi lại khó
khăn. Cũng chính vì vậy ở trẻ 5 đến 7 tuổi muốn viết được phải huy động sự tham gia
hầu hết tất cả các cơ quan trong cơ thể .
Từ 9 đến 10 tuổi trở đi các xương bàn tay đã phát triển hoàn chỉnh. Đồng thời
với sự xương hóa, khả năng làm việc các cơ cũng tăng. Chính vì vậy các động tác
không chỉ mạnh mẽ mà còn tinh vi, chính xác. Một điều cần chú ý là bộ xương vẫn tiếp
25



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status