Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ngọc lặc thông qua các bài đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10 - Pdf 44

MỤC LỤC
NỘI DUNG ………………………………………………………… TRANG
I. MỞ ĐẦU ………….....………………………………………….........……… 1
1.1. Lí do chọn đề tài …………………………………………....……….. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu …………………………......………….……….. 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu .………………………........………………….. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu …………………….......…………...………. 2
II. NỘI DUNG ……………..………………….........….....………….…
………. 3
2.1. Cơ sở lí luận ….....……………………………………………………. 3
2.2. Thực trạng vấn đề ..………………………………………...………… 4
2.3. Những giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề …………………… 6
2.4. Hiệu quả của đề tài ..…………………………………...………
……… 18
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …………………………............……..…….. 19
3.1. Kết luận ………………………………………….………....………...19
3.2. Kiến nghị ………………………………………………….………... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………..….....………………….. 21


I. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay kĩ năng sống (KNS) là yếu tố cần
thiết đối với mọi cá nhân, mọi thời đại. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, quá trình hội nhập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ ngày nay.[9]
Trong nhiều năm qua tình trạng đạo đức của không ít thanh thiếu niên trong
đó có học sinh (HS) đang xuống cấp nghiêm trọng, nhiều vụ bạo lực học đường
xảy ra gây bức xúc trong xã hội, nguyên nhân chủ yếu là do các em thiếu KNS.
Xuất phát từ nhu cầu đó, năm học 2010-2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
đưa giáo dục KNS vào giảng dạy trong chương trình học của HS để có thể trang

1.2. Mục đích nghiên cứu:

1


Việc dạy học môn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay cần hướng đến tích
hợp kiến thức cho HS, trong đó giáo dục KNS vừa là mục tiêu vừa là một giải
pháp quan trọng nhằm thu hút tinh thần, thái độ của HS. Vì vậy người giáo viên
phải có phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát huy tính chủ động,
sáng tạo trong học tập và rèn luyện KNS cho HS. Mục đích nghiên cứu của đề
tài: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngọc Lặc thông qua các bài
đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10 là để
giúp cho các em học sinh lớp 10 đầu cấp THPT biết:
- Làm chủ bản thân, biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn
trong cuộc sống hàng ngày.
- Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; có ý thức định
hướng nghề nghiệp.
- Qua các bài học có những suy nghĩ tích cực, tự tin, bản lĩnh và hành động
đúng đắn trong cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
* Các tác phẩm văn học trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 được
trích giảng bao gồm:
- Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão.
- Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du.
- Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu.
- Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi.
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Ngô Sĩ Liên.
- Các đoạn trích trong “Truyện Kiều” - Nguyễn Du.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Ngọc Lặc, tôi thấy

- Thứ tư: Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện
dạy học, đa dạng hóa hình thức hoạt động của HS trong tiết học để bài dạy sôi
nổi, đạt kết quả cao.
Như vậy ta có thể điểm qua những KNS cần thiết có trong giờ dạy môn
Ngữ văn như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng kiểm soát
cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự cảm thông,…
b. Nghiên cứu thực tiễn:
- Dự một số tiết dạy về văn học trung đại lớp 10 của đồng nghiệp.
- Thực nghiệm qua dạy hai lớp có trình độ ngang nhau, một lớp có lồng ghép
KNS, một lớp dạy kiến thức truyền thống. Sau đó so sánh, đối chiếu để rút ra kết
luận.
II. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận:
a. Quan niệm về KNS: Có nhiều quan niệm khác nhau khi nó gắn với bối cảnh
cụ thể, với một nền giáo dục nhất định.
- Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lí xã hội là khả năng ứng phó một cách có
hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng
của cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua
hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và
môi trường xung quanh. Năng lực tâm lí xã hội có vai trò quan trọng trong việc
phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần, xã hội. KNS
là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lí xã hội này”.
- Theo UNICEF: giáo dục dựa trên KNS cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay
một sự phát triển hành vi nhằm tạo một sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ,
hành vi. Hiểu đơn giản đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái
độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào hay tin tưởng vào giá trị nào), thành
hành động (làm gì và làm như thế nào). Như vậy KNS chính là năng lực của mỗi
người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức trong cuộc sống một cách có
hiệu quả. Việc đưa giáo dục KNS trong nhà trường cho thấy mục tiêu giáo dục
trong thời kì mới chú trọng tính hữu dụng, thiết thực, tăng cường cho HS các kĩ

a. Thuận lợi:
- Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên trường THPT Ngọc Lặc cũng đã
lồng ghép giáo dục KNS cho HS thông qua bài dạy, qua tiết sinh hoạt, hoạt động
ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa…
- Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 về phần văn học trung đại các
tác giả biên soạn đã đưa những tác giả, tác phẩm văn học trung đại đặc sắc thể
hiện hai nội dung chủ yếu xuyên suốt là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân
đạo rất gần gũi với cuộc sống hôm nay .
- Học sinh cơ bản cũng có những hiểu biết nhất định về KNS và đã có vận dụng
nó trong thực tế cuộc sống.
b. Khó khăn:
- Nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên cũng chưa tạo được môi trường thuận
lợi, thân thiện để có thể lồng ghép giáo dục KNS cho HS trong giảng dạy có
hiệu quả.
- Học sinh trường trung học phổ thông Ngọc Lặc - Thanh Hóa 85% là dân tộc
Mường, chủ yếu ở vùng kinh tế khó khăn, có nơi còn chưa có điện nước, đến
trường đi học đầy đủ là cả một vấn đề. Học sinh chưa được tiếp cận công nghệ
thông tin đầy đủ, va chạm với xã hội cũng chưa nhiều nên thiếu KNS. Khi kinh
tế còn thiếu thốn, việc truyền thụ kiến thức cho HS cũng là một thách thức thì
việc lồng ghép KNS vào bài học cũng là một khó khăn. Do là HS miền núi nên

4


khả năng thích ứng với xã hội hiện đại của các em còn chưa nhanh nhạy, một số
em còn chưa đọc và viết thông thạo tiếng Việt...
Hơn nữa nhiều HS không có hứng thú học văn khi môn này không có
nhiều ngành nghề để lựa chọn nên dẫn tới tình trạng HS không đầu tư nhiều vào
môn Văn, đặc biệt là giai đoạn văn học trung đại không thi tốt nghiệp và đại học
trong nhiều năm qua.

- không đồng ý: 6 em
- không có ý kiến gì: 6 em.
Từ số liệu thống kê được tôi nhận thấy các em HS luôn có nhu cầu mong
muốn được giáo viên ngoài giảng dạy còn truyền thụ cho các em có KNS.
Nhưng do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan các em chưa hiểu nhiều về khái
niệm này, việc vận dụng nó thì vô cùng ít ỏi [9].

5


Như vậy việc giảng dạy văn học trung đại trước hết nhằm giúp HS cảm thụ
các giá trị văn chương trong quá khứ; qua đó hình thành và củng cố cho HS
những hiểu biết, những cảm xúc về đất nước, con người, lịch sử Việt Nam thời
quá khứ. Qua việc dạy học tác phẩm văn học trung đại HS có cơ sở để so sánh
các văn bản thuộc nền văn học khác được giảng dạy trong chương trình.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
a. Giải pháp 1: Nắm vững các KNS cơ bản được giáo dục trong mỗi bài học
Ngữ văn.
Mỗi tác phẩm đều có một KNS cơ bản, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu
cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ ở mỗi bài học để xác định, từ đó đưa ra các
KNS mà HS có thể vận dụng ngay trong bài dạy.[9]
Ví dụ: Khi học tác giả Nguyễn Trãi và “Bình Ngô Đại Cáo” yêu cầu cần đạt:
* Về kiến thức:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn
Trãi - một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hóa.
- Thấy được vị trí to lớn của ông trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn
chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt...
- Tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” được coi là “áng thiên cổ hùng văn” của
thời đại.
* Về kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm ý, khái quát ý, tìm dẫn chứng phân tích, chứng

trong Cảnh ngày xuân, hai chị em Thúy Kiều, Kiều gảy đàn…
+ HS dễ nhận ra: Thúy Kiều là một cô gái xinh đẹp, tài sắc.
+ GV giới thiệu tiếp: Nhưng dường như cuộc đời không ưu ái cho nàng
Kiều. Trong “Truyện Kiều” Thúy Kiều trải qua nhiều giai đoạn bi kịch đau đớn
khiến người người cảm động. Một trong những bi kịch đau khổ nhất của Kiều
đó là tình yêu tan vỡ. Ẩn trong đó ta còn thấy vẻ đẹp nhân cách của Kiều: trong
bi kịch nàng vẫn luôn nghĩ và hi sinh cho người khác. Ta sẽ tìm hiểu điều này
trong đoạn trích “Trao duyên”để thấy vẻ đẹp con người của Thúy Kiều mà
Nguyễn Du hết mực ca ngợi và bênh vực nàng nhé.
Ví dụ 2: Bên cạnh kiệt tác “Truyện Kiều” Nguyễn Du còn để lại cho văn
học dân tộc nhiều bài thơ chữ Hán có giá trị. Thơ của ông chứa chan tình cảm
nhân đạo, đặc biệt là khi viết về những người phụ nữ “tài hoa mà bạc mệnh” đó
là nàng Kiều, là người ca nữ đất Long Thành...Và đến “Độc Tiểu Thanh kí”
Nguyễn Du đã thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc đối với tấn bi kịch số phận nàng
Tiểu Thanh - người có tài sắc vẹn toàn mà mệnh yểu. Nhớ đến, thương đến cố
nhân mà cũng chính là thương cho bản thân mình và những người nghệ sĩ. Nó
chính là sự khởi nguồn cho cảm hứng nhân văn cao cả của bài thơ. Hôm nay
chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” để hiểu những điều mà
Nguyễn Du muốn gửi gắm cho cuộc đời này nhé.
=> Qua các đoạn thơ, HS rút ra được bài học:
+ Con người sống phải biết yêu thương đồng loại, trân trọng những giá trị
tốt đẹp của cuộc sống, hãy đừng vô tình với nỗi đau của con người.
+ Khát vọng của người nghệ sĩ: khát khao được đồng cảm, được sẻ chia,
được thấu hiểu.
+ Liên hệ ngày nay: người nghệ sĩ - những con người đem lời ca tiếng hát
(những giá trị tinh thần) làm đẹp cho đời, xã hội đã có cái nhìn khác: họ được
trọng dụng, yêu thương, ca ngợi.
* Thảo luận nhóm: tổ chức thảo luận nhóm để HS trao đổi và học hỏi lẫn nhau
qua cách đặt câu hỏi. Thông qua hoạt động này không chỉ phát huy tính tích cực,
tính trách nhiệm mà còn phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và kĩ năng giao tiếp

Kiều? Từ đó em thấy được những phẩm chất nào của nàng Kiều trong đoạn
trích?
+ HS dễ dàng nhận ra: bề ngoài ở lầu xanh thì tao nhã, sang trọng nhưng
thực chất bên trong thì nhơ nhớp, tủi nhục, đầy đau đớn.
Từ đó HS thấy được: Dù sống trong lầu xanh nhưng Thúy Kiều vẫn luôn ý
thức cao về phẩm giá, tự thương mình cũng tức là nhân vật rất ý thức sâu sắc về
quyền sống cá nhân.
=> Như vậy, thông qua đoạn trích GV có thể lồng ghép giáo dục KNS:
+ Phải có con mắt nhìn đời, nhìn người cho đúng, đừng nhầm lẫn giữa hình
thức bề ngoài với nội dung bên trong.
+ Phải biết bảo vệ phẩm giá của mình, không nên đánh mất mình trong mọi
hoàn cảnh.
+ Ngoài ra các em còn bàn luận vấn đề, rút ra bài học: một số bạn trẻ ngày
nay vì đồng tiền mà bán rẻ nhân phẩm, danh dự của mình. Cần phải lên án, phê
phán, tránh xa.
Ví dụ 2: khi dạy học đoạn trích “Chí khí anh hùng” trích “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du muốn HS hiểu được vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải, từ đó
rút ra bài học bổ ích cho bản thân tôi thường đặt câu hỏi: qua ngôn ngữ, hành
động, cử chỉ của Từ Hải khi chia tay Thúy Kiều ra đi vì nghĩa lớn em học tập
được gì từ phẩm chất của người anh hùng Từ Hải? Em phải làm gì để thể hiện
điều đó?
HS có thể rút ra bài học:
+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng
lực bản thân.
+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.
+ Dám nghĩ, dám làm.

8



Ví dụ: Khi học bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du ở hai câu kết
ông đã hỏi hậu thế liệu 300 năm sau có ai sẽ khóc Tố Như, hiểu cho tấm lòng
của ông? “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/người đời ai khóc Tố Như chăng?”.
Nếu được trả lời cho câu hỏi của Nguyễn Du, theo các em trong bài học này em
sẽ nói với ông điều gì?
HS suy nghĩ, trả lời:
+ Không cần chờ 300 năm, vào năm 1965 Hội đồng hòa bình thế giới quyết
định kỉ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du và suy tôn ông là danh nhân văn hóa
nhân loại. Đó là một biểu hiện sự xác nhận công lao đóng góp của ông cho dân
tộc và nhân loại.
+ Không cần chờ 300 năm, Tố Hữu trong chuyến viếng thăm quê hương Hà
Tĩnh năm 1965 cũng có bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du”:
“Tiếng đàn xưa đứt ngang dây

9


Hai trăm năm lại càng say lòng người
Trải bao sóng dập gió dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha”.
+ Không cần chờ 300 năm, ngay trong bài học này các em cũng đang nhớ
đến ông, trân trọng sự nghiệp và tấm lòng nhân ái của ông.
HS suy nghĩ và trả lời sau khi xâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật, trải
nghiệm nỗi niềm tác giả tức là đã hình thành được kĩ năng thể hiện sự cảm thông
(đồng cảm với nỗi cô đơn của con người mong tìm thấy tri âm tri kỉ trong cuộc
đời). Ngoài ra HS còn rèn thêm cho mình kĩ năng giải quyết vấn đề có thể gặp
trong cuộc sống.
* Kết hợp dạy học trên lớp với các hình thức hoạt động ngoại khóa văn học
như thuyết trình về tác giả, tác phẩm văn học trung đại mà em yêu thích như
Nguyễn Trãi với “Bình ngô đại cáo”, Nguyễn Du với “truyện Kiều”... hay qua

10


+ Phải tích lũy kiến thức lịch sử một cách nghiêm túc hơn, tìm thấy hứng
thú ở những câu chuyện nói về truyền thống hào hùng của cha ông.
+ Sống phải gần gũi, yêu quý cuộc sống tự nhiên xung quanh mình, phải
biết ơn quá khứ…
* Bài tập tổng kết sáng kiến kinh nghiệm.
Thiết kế giáo án thực nghiệm(1):[1], [2], [3], [4], [5]
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Giúp HS
- Nguyễn Bỉnh Khiêm - một nhân cách thanh cao, chính trực; một nhân sĩ uyên
bác - là một nhà thơ lớn của văn học trung đại
- Triết lí Nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (NBK) thể hiện cách sống thanh
cao, hòa hợp với tự nhiên và khinh thường danh lợi thể hiện qua những hình ảnh
thơ mộc mạc, bình dị.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ Nôm Đường luật, cách nêu vấn đề, phân tích, liên hệ,
biết bày tỏ quan điểm về lối sống được thể hiện qua bài thơ.
3. Về tư tưởng, thái độ:
- Hiểu được triết lí Nhàn của thời đại NBK sống là một cách ứng xử với xã hội
rối ren, tranh giành quyền lực và danh lợi.
- Thấy được những hạn chế của triết lí Nhàn trong cuộc sống hiện đại và cần
phải biết vận dụng triết lí này phù hợp với hoàn cảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
- Về phương pháp: Vấn đáp, thuyết giảng, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy,.
- Phương tiện dạy học: giáo án, SGK, SGV, máy chiếu...

nét về tác giả NBK?
* Giáo viên giảng (Kết hợp
chiếu slide)
* GV nhấn mạnh thêm: Trong
thời gian làm quan, ông dâng sớ
vạch tội và xin chém đầu 18 tên
lộng thần. Vua không nghe, ông
bèn cáo quan về quê, mở trường
dạy học. Ông có nhiều học trò
nổi tiếng, được suy tôn là Tuyết
Giang Phu Tử (Người thầy sông
Tuyết). Về quê ở ẩn nhưng các
vua chúa vẫn gặp ông để xin kế
sách.
* Câu hỏi: Bài thơ Nhàn ra đời
trong hoàn cảnh nào, bối cảnh xã
hội ra sao? Bài thơ thể hiện quan
điểm sống như thế nào của
NBK?
* HS căn cứ vào tiểu dẫn để trả
lời
- GV yêu cầu HS đọc thơ: Yêu
cầu đọc sáng tạo: thong thả, chú
ý ngắt nhịp.
Câu hỏi: Em hiểu thế nào là
Nhàn?
* GV nói thêm: Quan niệm Nhàn
trong Nho giáo là phép ứng xử
với thời loạn của giới Nho sĩ, bất
hợp tác với chính quyền thời

tâm sự của bản thân về thế sự.
→ Trong thơ NBK, Nhàn là một nội dung
lớn đồng thời là triết lí sống phổ biến của
tầng lớp nho sĩ thế kỉ XVI.

* GV yêu cầu một số HS nêu bố * Bố cục, nội dung:
cục bài thơ theo ý kiến cá nhân
12


Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cần đạt
Vẻ đẹp chân dung NBK
Vẻ đẹp cuộc sống
nơi Bạch Vân am
của NBK (Câu
1,2,5,6)

* Hoạt động 2: Tìm hiểu chi
tiết văn bản (Trao đổi, thảo
luận chung)
Câu hỏi: Cách dùng số từ, danh
từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp
điệu trong hai câu thơ đầu có gì
đáng chú ý.
Từ đó em cảm nhận như thế nào
về hoàn cảnh và cuộc sống của
tác giả?
HS trả lời, GV chốt ý:

=> Cuộc sống ung dung tự tại. Lối sống vui
thú điền viên, an nhiên tự tại.Tự mình lựa
chọn cho mình một lối sống, một cách sống
kệ ai có những thú riêng, âu đó cũng là bản
lĩnh của kẻ sĩ trước thời cuộc.
=> Triết lí sống nhàn: Nhàn là tận hưởng
niềm vui trong lối sống, trong cách sinh
hoạt, lao động nhẹ nhàng nơi thôn quê tuy
13


Hoạt động của thầy và trò
Câu hỏi: Em hiểu thế nào nơi
vắng vẻ - chốn lao xao? Từ đó
em hiểu thế về cách nói: Ta dại
ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn,
người đến chốn lao xao?
Gợi ý: HS giải nghĩa hai từ Vắng
vẻ và lao xao

Kiến thức cần đạt
bình dị mà thanh cao, hòa hợp giữa tự
nhiên và con người.
b. Hai câu thực:
- Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ.
+ Ta dại ↔ Người khôn
+ Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh
ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên
nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi;
chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon

lương mĩ vị mà đậm màu sắc
thôn quê. Ngay cả việc ăn uống,
tắm táp, làm lụng … đã trở thành
nhàn trong cái nhìn của NBK.
Để có được sự an nhiên, tĩnh tại
trong tâm hồn như vậy phải là
một người có nhận thức sâu sắc
của cuộc đời. Bởi vậy mà ông
hướng đến lối sống thanh bạch,
giản dị, thuận theo tự nhiên
* HS đọc chú thích trong sách b. Hai câu kết:
giáo khoa về điển tích và trả lời + Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống,
câu hỏi.
Phú quý tựa chiêm bao

14


Hoạt động của thầy và trò
- Tác giả mượn điển tích của
người xưa để nói điều mình suy
nghĩ và đây là thủ pháp quen
thuộc của văn học trung đại.
NBK coi công danh phú quý tựa
như giấc chiêm bao, giống như
phù du vậy. Khi thể hiện quan
điểm của mình, NBK lựa chọn
mình thế đứng bên ngoài của sự
cám dỗ danh lợi, vinh hoa - phú
quý, bộc lộ thái độ xem thường.

là điều đáng trân trọng.

Kiến thức cần đạt
+ Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên
ngoài, coi thường danh lợi.
=> Khẳng định lối sống mà mình đã chủ
động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ
của vinh hoa phú quý.
=> NBK cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi
sĩ được hoà hợp với tự nhiên, thuận theo tự
nhiên để di dưỡng tinh thần; đồng thời giữ
được cốt cách thanh cao, không bị cuốn
vào vòng danh lợi tầm thường.
GV bình luận, bổ sung: Từ việc lựa chọn
cho mình một cuộc sống bình dị hàng ngày,
không vướng bận những bon chen, ganh
đua danh lợi, NBK còn thể hiện quan niệm
sống thảnh thơi, an nhiên tự tại qua bốn câu
thơ cuối để từ đó toát lên vẻ đẹp nhân cách
của nhà thơ.
Tuy nhiên, dường như ta vẫn có cảm giác
hình như ẩn sau cái vẻ thư thái sẵn sàng với
mọi việc ruộng đồng của nhà nông ấy, còn
có một chút gì hụt hẫng, mất mát của nhân
vật trữ tình. Soi vào cuộc đời và thời đại
mà NBK sống, ta cảm nhận được việc ông
về ở ẩn là cực chẳng đã, là giới hạn cuối
cùng. NBK đã từng là ẩn sĩ trước khi làm
quan, năm 44 tuổi mới đi thi đỗ trạng
nguyên triều Mạc nhưng chỉ làm quan 8

- Về nghệ thuật: Nhịp thơ chậm, thong thả,
ngắt nhịp linh hoạt. Lời thơ mộc mạc, tự
nhiên, thâm trầm, nhiều ẩn ý. Có sự kết
hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí.
Bài học rút ra:
+ Quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn,
có lối sống trong sạch.
+ Hãy thân thiện, gắn bó với thiên nhiên.
+ Trong mọi lúc, mọi nơi hãy sống và cống
hiến hết mình, không đặt nặng danh lợi hay
vì danh lợi mà đánh mất mình.

- Em hãy rút ra bài học khi đọc hiểu xong bài thơ Nhàn?
- Ngoài ra, GV có thể lồng
ghép giáo dục HS bảo vệ môi
trường. HS dễ dàng nhận thấy
được: Thiên nhiên và con người
vốn luôn gắn bó mật thiết với
nhau. Sống tuân theo lẽ tự nhiên,
tôn trọng quy luật của tự nhiên
tức là trân trọng môi trường sống
và yêu quý sự sống của chính
mình vậy. Bằng những hành
động cụ thể, chúng ta cần phải
giữ gìn môi trường sống xung
quanh.
IV. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
1. GV cho bài tập trắc nghiệm để HS củng cố lại bài học: HS nắm được vẻ
đẹp chân dung NBK và phong cách thơ ông.
Chọn câu trả lời đúng:

C. Tự nhiên, giản dị, giàu ý vị.
D. Trau chuốt, cầu kì.
Đáp án: 1- B; 2- C; 3- D; 4- D; 5- B.
2. Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
3. Bài tập về nhà:
Hướng dẫn ôn tập
Câu 1: Câu hỏi nâng cao: Cách hiểu của em về
quan niệm sống của NBK, đó là quan niệm sống
tích cực hay tiêu cực? Quan niệm sống nhàn của em - HS động não, suy
trong hoàn cảnh hiện nay?
nghĩ: Về vẻ đẹp của lối
Câu 2: Triết lí Nhàn của NBK là một phép ứng xử sống nhàn, về cách sống
trước thời thế để giữ tròn thanh danh của tầng lớp phù hợp và cần thiết đối
Nho sĩ thế kỉ XVI-XVII. Em có suy nghĩ như thế với mỗi người trong
nào về triết lí Nhàn đặt trong hoàn cảnh thời đại cuộc sống hôm nay.
ngày nay?
GV định hướng HS:
Câu 1: Quan niệm sống của NBK là sống vui thú với lao động, hòa hợp với
thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi, vinh hoa phú quý.
* Lối sống đó có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực.
- Tích cực: Không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, luôn giữ
mình trong sạch.
- Tiêu cực: xa lánh, thoát li cuộc sống hiện thực, không dân thân để góp phần
làm cho cuộc sống tốt đẹp, trong lành hơn.
* Quan niệm sống nhàn của em trong hoàn cảnh hiện nay: có thời gian rảnh rỗi
để thư giãn, sống chậm lại, làm điều mình thích sau khoảng thời gian bận rộn
của công việc, học tập. Nhàn là luôn giữ cho mình một tâm hồn thanh cao, trong
sạch, làm việc và cống hiến hết mình, sống không tranh đua.
Câu 2: GV gợi ý: Triết lí sống nhàn trong thời điểm hiện nay, có thể chia thành
hai mặt: Cái nhàn trong thể xác và cái nhàn trong tâm hồn. Mỗi mặt lại tách ra

KNS

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

10A3

40

4

10%


15,5%

- Kết quả sau khi áp dụng SKKN:

Lớp

Tổng
HS

Chưa biết Nhận biết được
Vận dụng các
Hiểu các KNS
KNS
KNS
KNS
Số
Số
Tỉ lệ
lượng
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng


10

22,2%

7

15,5%

28

62,3%

18


* Kết quả kiểm tra, đánh giá KNS:
- Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng SKKN:
Giỏi

Lớp

Tổng
HS

10A3

40

2

Số
lượng

Tỉ lệ

10

25%

26

65%

2

5%

8

17,8%

33

73,4%

3

6,6%

- Kết quả khảo sát sau khi áp dụng SKKN:


TB

Yếu

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

19

47,5%

14

35%

1

2,5%

18

thái độ đúng đắn với môn Ngữ văn và có thể vận dụng các KNS trong thực tế
một cách hiệu quả.
3.2. Kiến nghị:

19


- Đề nghị các cấp trên cần mở rộng và thường xuyên nhiều hơn nữa các cuộc hội
thảo chuyên đề về việc tích hợp KNS trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn để
giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
- Về phía nhà trường: Cần có nhiều tài liệu về KNS, tăng cường thêm nhiều đầu
sách văn học trung đại để giáo viên và học sinh có nhiều tài liệu nghiên cứu,
tham khảo.
- Về phía tổ chuyên môn: trong sinh hoạt chuyên môn cần thường xuyên đưa
những bài học có tích hợp giáo dục KNS để giáo viên trong tổ thảo luận, góp ý.
Tổ chuyên môn cần tổ chức nhiều sân chơi văn học bổ ích qua các câu lạc bộ
“Em yêu Văn học”, tổ chức các hoạt động ngoại khóa hay lồng ghép các KNS
qua các nội dung, chủ đề, chủ điểm năm học.
- Về phía phụ huynh, HS: Cần quan tâm, giáo dục ý thức học tập của HS khi học
bài và chuẩn bị ở nhà; có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực đối với môn Ngữ
văn để có thể vận dụng KNS trong giao tiếp hàng ngày.
Trên đây là đề tài: Giáo dục KNS cho HS tại trường THPT Ngọc Lặc thông
qua các bài đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại Ngữ văn 10 của tôi, tôi đã
đưa ra một vài định hướng, trong phạm vi của đề tài chắc chắn khó tránh khỏi
những sai sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp
để hoàn thiện mình hơn khi dạy phần văn học trung đại trong chương trình đạt
hiệu quả.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

[10]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet.
-
-
-

21




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status