Đảng bộ hà tĩnh lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước tại hà tĩnh trong những năm đổi mới - Pdf 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

PHẠM THỊ THÙY DƢƠNG

ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC
TẠI HÀ TĨNH TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Chính trị học

Hà Nội – 2013

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

PHẠM THỊ THÙY DƢƠNG

ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC
TẠI HÀ TĨNH TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01


Tổ Quốc, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ; Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã giúp đỡ, động viên,
tạo điều kiện cung cấp, tài liệu, thông tin để tôi vượt qua khó khăn, vừa hoàn
thành tốt công tác, vừa hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Luận văn này được hoàn thành bởi sự nổ lực của bản thân, dù đã hết sức
cố gắng nhưng do khả năng còn hạn chế, thời gian đầu tư nghiên cứu chưa
nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
góp ý của Quí thầy, cô và các bạn đồng nghiệp.
Kính gửi tới Ban Lãnh đạo nhà trường, Quí thầy, cô và mọi người lời tri
ân sâu sắc nhất!

iv


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ………………………………………………………………………….………………

1

1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………………

1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài ………………………………………………………

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………….…

4

7

1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ...........................................................

12

1.2. Vài nét về đời sống tôn giáo và những quan điểm, chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong những năm đổi mới ............

14

1.3. Đặc điểm chung về hoạt động tôn giáo ở Hà Tĩnh..............................

18

1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội
của Hà Tĩnh ............................................................................................................................. .

18

1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................

18

1.3.1.2. Điều kiện kinh tế ...............................................................................................

19

1.3.1.3 Điều kiện lịch sử - văn hóa – xã hội.......................................................


chính sách tôn giáo đối với tín đồ và các tổ chức tôn giáo.......................

28
28

2.1.2. Thực hiện Chính sách tôn giáo đối với đất đai, nơi thờ tự ......

34

2.1.3. Công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ................................................

37

2.1.4. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực
tôn giáo ........................................................................................................................................

40

2.1.5. Chính sách đối với công tác đối ngoại và đấu tranh chống
lợi dụng tôn giáo ...................................................................................................................

40

2.1.6. Hoạt động của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân đối
với công tác tôn giáo ..........................................................................................................

42

2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nƣớc ở Hà Tĩnh trong những năm đổi mới.............................................


2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................

65

vi


2.3. Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ở Hà Tĩnh
trong những năm đổi mới ..............................................................................................

67

2.3.1. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
tôn giáo tạo môi trƣờng pháp lý đầy đủ để các tôn giáo hoạt động
đúng pháp luật .......................................................................................................................

67

2.3.2. Tuyên truyền, giáo dục, xây dựng nhân tố tích cực, đấu
tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo ........................................................

68

Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................................

69

Kết luận ......................................................................................................................................


QLNN

Quản lý nhà nước

TNHH TM

Trách nhiệm hữu hạn thương mại

TNHH TMDV

Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

HĐND

Hội đồng nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UVBCH

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là hiện tượng xã hội, tác động hết sức phức tạp và sâu sắc đến
mọi mặt của đời sống nhân loại. Ngày nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu
hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau không chỉ ở Việt
Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới. Từ khi ra đời cho đến nay cùng với
sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo sự vận động của thời gian.
Thời đại ngày nay khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh vực đời
sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là những thành tựu của
khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng đa dạng hóa. Tất cả
đã làm xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau trong một tôn giáo, dẫn đến sự chia rẽ
trong các tôn giáo một cách có tổ chức, hình thành các giáo phái và nhiều tôn
giáo mới. Tôn giáo của từng khu vực và trên thế giới có số tín đồ ngày càng
gia, trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành những giáo phái với những
tính chất cấp tiến, ôn hòa hay cực đoan và ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời
sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết
các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với 13 tôn giáo và 40 tổ chức tôn
giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân. Chỉ tính riêng 6 tôn giáo lớn ở nước
ta đã có gần 1/3 dân số cả nước sinh hoạt tôn giáo thường xuyên với khoảng 25
triệu tín đồ, trong đó có khoảng 10 triệu tín đồ Phật giáo; 6,1 triệu tín đồ Công
giáo; 100.000 tín đồ Hồi giáo, đạo Tin Lành có hơn 1,5 triệu tín đồ. Có hai tôn
giáo xuất hiện từ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân vùng Nam Bộ là
đạo Cao Đài với 2,4 triệu tín đồ và Phật giáo Hòa Hảo với 1,2 triệu tín đồ.
Trong những năm gần đây có thêm hai tôn giáo nữa được công nhận là Tịnh độ
cư sĩ Phật hội và Tứ Ân hiếu nghĩa với 2 triệu tín đồ đi theo. Hiện nay, cùng
với hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có nhiều thay đổi về cơ cấu và lợi ích xã hội,
quan niệm, tư tưởng của nhân dân ngày càng có xu hướng đa dạng, nhiều người

1

văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Chính trị học.
2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được nhiều tác
giả quan tâm, chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học, xuất bản sách nghiên cứu:
Tác giả GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2003), ''Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ
giữa Nhà nước và Giáo hội” Nxb. Tôn giáo.
GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2008), "Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam
lý luận và thực tiễn”, Nxb. Lý luận chính trị Hà Nội.
Tác giả Đặng Nghiên Vạn (Chủ biên), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn
tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách dày hơn 300
trang là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu về tôn
giáo. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề lý luận và thực tiễn
tôn giáo ở Việt Nam theo nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có một số tác giả
đã đề cập một cách trực tiếp và gián tiếp vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo
quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo tình hình
thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (Đồng chủ biên 2000), Tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội. Cuốn sách này đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, đã khai quát
nghiên cứu toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo
cũng như những lý luận và thực tiễn ở nước ta khi thực hiện chính sách tôn giáo.
Tác giả Nguyễn Đức Lữ (2009), Tôn giáo: Quan điểm, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
Tác giả Vũ Văn Hậu (2009), Củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra còn phải kể đến nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về

tài liệu liên quan đến luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng
và Nhà nước ta tại Hà Tĩnh trong những năm đổi mới. Qua những thành tựu thì
4


vẫn còn những hạn chế ở địa phương. Từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp
nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ Hà trong việc thực hiện chính sách của
Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
trong những năm đổi mới và tác động đến đời sống – xã hội. Khái quát tình
hình kinh tế - văn hóa – xã hội và việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Hà Tĩnh.
Phân tích tình hình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước như
thế nào ở Hà Tĩnh?
Nêu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng
và Nhà nước tại Hà Tĩnh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách tôn giáo được thực hiện trong các
tôn giáo ở Hà Tĩnh, phương pháp và việc thực hiện các chính sách.
* Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: tỉnh Hà Tĩnh với chủ yếu hai tôn giáo lớn Phật giáo và Công giáo.
Thời gian: Trong thời kỳ đổi mới (1991 cho đến nay)
5. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
* Cơ sở lý luận:
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhiên và giữa con người với con người. Tác phẩm Chống Duyrinh chính là nơi
Ăngghen đã đưa ra những nhận định quan trọng vào loại bậc nhất của những
người cộng sản về vấn đề tôn giáo. Trong tác phẩm này, Người đã đưa ra định
nghĩa về tôn giáo, là “sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của
những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự
phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực
lượng siêu trần thế” [14; tr.437]. Còn Mác trong tác phẩm Góp phần phê phán
Triết học pháp quyền của Hêghen cũng đã khẳng định rằng “con người sáng tạo
ra tôn giáo”[15; tr.569] và trong lý luận nhận thức của Lênin : “từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là
con đường biện chứng để nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách
quan”[35; tr.179], ta có thể nhận thấy rằng, tôn giáo là kết quả từ một sự phản
ánh của thế giới tự nhiên vào bộ não con người một cách sai lầm hoặc là một sự
phản ánh không toàn diện thế giới khách quan, khiến con người hiểu sai hoặc
không hiểu hết các hiện tượng trong tự nhiên. Cùng với những hạn chế mang
tính chất thời đại bắt nguồn từ một nền khoa học còn rất thô sơ, mang nặng tính
cảm tính, những phản ánh không đúng đắn này của nhận thức đã tạo nên những
rào cản giữa con người và sự thật khách quan của thế giới tự nhiên, dẫn đến
việc con người không thể trả lời được các câu hỏi về tự nhiên bí ẩn, và kết quả
cuối cùng là khiến con người phải tìm đến tôn giáo. Trong suốt giai đoạn đầu

7


của thời kỳ công xã nguyên thuỷ, tôn giáo vẫn chưa tồn tại, mà chỉ đến cuối
thời kỳ này, và sang thời kỳ cổ đại thì những tôn giáo đầu tiên mới bắt đầu hình
thành. Đó là do chỉ đến thời kỳ này con người mới có đủ những tri thức để xây
dựng, hoàn thiện hệ thống kinh sách và tín điều, mà quan trọng nhất là việc
xuất hiện chữ viết để ghi chép kinh sách. Khi xem xét những tôn giáo xuất hiện
trong thời kỳ này, ta nhận thấy chúng mang nhiều đặc điểm xuất phát từ những

đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống hàng
ngày, sự phản ánh trong đó các lực lượng trần thế mang hình thức các lực
lượng siêu phàm. Chủ nghĩa Mác coi tôn giáo là một hiện tượng xã hội chế
định và vì vậy là một hiện tượng nhất thời trong lịch sử. Trong suốt một thời kỳ
lịch sử lâu dài của loài người, người ta không hề biết đến một tôn giáo nào cả.
Tôn giáo xuất hiện trong một giai đoạn nhất định của chế độ công xã nguyên
thủy với tư cách là sự phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực
lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên” [49; tr.588]. Tuy vậy, tôn giáo trong
thời kỳ xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại vì nền tảng của nó là những câu hỏi về thế
giới vẫn chưa thể có được đầy đủ tất cả các câu trả lời xác đáng. Khoa học hiện
nay đang tiến nhanh như vũ bão, nhưng khoa học càng phát triển thì nhân loại
càng nhận ra rằng những kiến thức của mình về thế giới là quá nhỏ, và còn quá
nhiều vấn đề cần phải giải quyết và tìm hiểu. Do đó, những bí ẩn của thế giới
không thể được giái quyết một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn; tức
là những cơ sở về nhận thức và tâm lý của tôn giáo vẫn còn có thể tồn tại trong
lòng xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng
như giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vẫn chưa
thể phủ định hoàn toàn nền kinh tế thị trường nhiều thành phần; nên trong xã
hội vẫn tồn tại những giai cấp, tầng lớp khác nhau, vẫn tồn tại sự phân biệt về
địa vị và quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Do đó áp bức, bất công,
sự ngẫu nghiên, may rủi... vẫn tồn tại, và vẫn kéo theo niềm tin vào một đấng
siêu nhiên nào đó đang định đoạt số phận con người. Tôn giáo đã tồn tại trong
xã hội suốt hàng ngàn năm, và đã ăn sâu bám chặt vào nếp sống, nếp nghĩ của
con người do đó cách nhìn nhận các nguyên tắc của tôn giáo vẫn có những giá
trị nhất định trong xã hội chủ nghĩa, như nguyên tắc yêu thương, nhân đạo,
nhân ái của đạo Phật hay đạo Kitô. Và trên cơ sở đó, “nhà nước xã hội chủ
nghĩa làm cho người có đạo hiểu rằng, niềm tin tôn giáo chân chính không đối
lập với chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, và chủ nghĩa xã hội đang hiện
9



Thứ hai, phải tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp bạo lực để xoá
bỏ tôn giáo. Vi phạm nguyên tắc này là cố tình đẩy xã hội tới chỗ phân chia,
10


đẩy những người theo đạo vào chỗ buộc phải chống lại chính quyền nhân dân.
Vi phạm nguyên tắc này cũng là đi ngược lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vi
phạm nghiêm trọng tới quyền thiết yếu nhất của con người: quyền được tự do;
và trong đó có quyền được tự do theo hay không theo một tôn giáo. Chính
quyền nhân dân nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là chính quyền của
nhân dân nữa, tổ chức đảng nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là đảng
cộng sản nữa. Bên cạnh đó, cần phải không ngừng phát huy những giá trị tốt
đẹp, tích cực của tín ngưỡng tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa; cần phải
nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân.
Thứ ba, cần không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó
có cả mối liên hệ giữa người theo đạo và những người không theo đạo. Đó là yêu
cầu hàng đầu để xây dựng đất nước và xã hội, nhưng cũng là một cách thức quan
trọng để những người theo đạo hoà nhập vào với cuộc sống tích cực của xã hội,
để họ dần nhận ra rằng cuộc sống hiện tại là quan trọng nhất, để giúp họ chủ
động tham gia vào các hoạt động xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; chứ
không phải luôn trong trạng thái thụ động, tiêu cực vì chỉ quan tâm tới việc sống
sao bây giờ cho mai sau đến được với “nước Thiên Đường” hay “cõi Niết bàn”.
Thứ tư, không ngừng thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền, giúp quần
chúng nhân dân hiểu nắm được những lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, từ đó mà nhận ra được rằng những tư tưởng duy tâm là hoàn toàn không
có căn cứ. Việc giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học cũng như thế giới quan
duy vật không chỉ đẩy lui những sai lầm trong nhận thức của tư duy tôn giáo,
mà chủ yếu là góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho toàn dân.
Thứ năm, phải kết hợp nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
nhân dân theo đạo với nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống những thế lực phản

đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết lương
giáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lược. Thái độ chân tình,
cởi mở bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở, suy tư của đồng bào của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng tín đồ các tôn giáo. Sau
khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc
hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
12


Cộng hòa, trong đó ghi nhận: Nhân dân có quyền “tự do tín ngưỡng”. Ngày 14
tháng 6 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 234/SL quy định
những hoạt động tôn giáo trong chế độ mới, được đồng bào theo và không theo
tôn giáo nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ. Năm 1958, khi trả lời câu hỏi của
các cử tri Hà Nội: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị hạn chế
không?”, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc lại thái độ của người cộng
sản đối với tôn giáo: “Không, ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn
toàn tự do. Ở Việt Nam ta cũng vậy” [31; tr.176]. Người nêu rõ những giá trị
đạo đức và văn hóa nhất định của tôn giáo: “Chúa Giê-su dạy: Đạo đức là bác
ái; Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi; Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân
nghĩa”. Chính những quan điểm đúng đắn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội và tôn giáo đã bác bỏ luận điệu tuyên truyền rằng: Chủ nghĩa xã
hội không phù hợp với nền văn minh Ki-tô giáo; chủ nghĩa xã hội hạn chế,
thậm chí không chấp nhận chung sống với tôn giáo... và giải tỏa nỗi lo lắng,
ngờ vực trong cộng đồng Công giáo khi bước vào công cuộc xây dựng xã hội
mới. Hồ Chí Minh thường nhắc nhỏ đồng bào và chiến sĩ cả nước phải “quan
tâm, chăm sóc cuộc sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo. Mong
sao sản xuất ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng
được yên vui”[29; tr.15]. Hồ Chí Minh coi tôn giáo là một yếu tố cấu thành và
là di sản văn hóa của nhân loại. Có được sự nhìn nhận ấy phải là con người đã
trải qua một quá trình trải nghiệm trong thực tiễn cách mạng và sự am hiểu các

Hảo. Tuy vẫn có hoạt động tôn giáo trái pháp luật, lợi dụng chức sắc, tín đồ
tôn giáo chống phá nhà nước, gây mất đoàn kết trong nhân dân. Nhưng nhìn
chung trong thời gian qua tình hình tôn giáo nước ta ổn định, hoạt động tôn
giáo cơ bản tuân thủ pháp luật. Các tôn giáo tập trung củng cố tổ chức, nhân
sự, xây dựng, sữa chữa cơ sở thờ tự, in ấn kinh sách, tăng cường hoạt động
nhân đạo, từ thiện trên các lĩnh vực như giáo dục, y tế... Trải qua các giai
đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là
vấn đề chiến lược và có ý nghĩa rất quan trọng.
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng
ta đã kịp thời tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác tôn giáo; trên cơ
14


sở đó tiếp tục hoàn thiện những chủ trương, chính sách đối với tôn giáo, nhằm
đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, thể hiện qua các quan điểm:
Một là, khẳng định tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài Trong chế độ xã hội
chủ nghĩa, các nguồn gốc nảy sinh tôn giáo vẫn tồn tại và tác động thường
xuyên tới sự phát triển của các tôn giáo. Do không nhận thức đúng đắn quy luật
này, cộng với những mặc cảm, định kiến về tôn giáo, nên trước đây đã có nơi,
có lúc, chúng ta có chủ trương, biện pháp đối xử thô bạo với tôn giáo, tìm cách
thu hẹp, hạn chế các hoạt động tôn giáo. Vì vậy đã gây căng thẳng trong quan
hệ giữa chính quyền với tôn giáo, làm mất lòng tin của quần chúng tín đồ, chức
sắc các tôn giáo với Đảng và Nhà nước. Để chấn chỉnh, khắc phục những lệch
lạc trên, một số nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Quan điểm này là cơ sở cho việc
xem xét, giải quyết các vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay, đòi hỏi chúng ta
phải có thái độ bình tĩnh, khách quan trong khi xem xét, giải quyết các hoạt
động tôn giáo; đảm bảo cho các tôn giáo ở Việt Nam sinh hoạt một cách bình
thường, tuân thủ pháp luật, đồng hành với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quan
Trích đoạn Tuyên truyền, giáo dục, xây dựng nhân tố tích cực, đấu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status