Tìm hiểu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự - Pdf 34

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Công tác chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng của công tác xét xử. Vì vậy ở nước ta, chuẩn bị xét
xử sơ thẩm được quy định khá sớm trong các văn bản pháp luật từ sau
khi Hiến pháp năm 1946 ra đời và ngày càng được quy định đầy đủ hơn
theo sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam với Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Hiện nay
chuẩn bị xét xử sơ thẩm được quy định đầy đủ và có hệ thống hơn trong
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và được hướng dẫn trong các Nghị
quyết của Hội đồng thẩm phán. Trên thực tế, việc thực hiện tốt các quy
định của pháp luật hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thẩm đã góp phần
thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả của xét xử sơ thẩm, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của nhà
1


nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu các quy
định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thẩm
vụ án dân sự và qua đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
1. Khái niệm về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Khi các tranh chấp dân sự xảy ra, các chủ thể có quyền tự thỏa
thuận với nhau để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trong quá trình giải
quyết các tranh chấp, có nhiều trường hợp các chủ thể không thể tự thỏa
thuận với nhau và yêu cầu Tòa án giải quyết. Từ khi thụ lý vụ án dân sự,
Tòa án chính thức xác nhận thẩm quyền và trách nhiệm của mình trong

với địa vị tố tụng của họ2 để phục vụ trực tiếp cho thủ tục xét xử sơ thẩm.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tiếp cận CBXXST với tính
chất là hoạt động của toà án trong thủ tục xét xử sơ thẩm. Các công việc
chuẩn bị xét xử chủ yếu của Tòa án bao gồm: phân công thẩm phán giải
quyết vụ án; thông báo việc thụ lý vụ án; lập hồ sơ vụ án dân sự ; quyết
định đưa vụ án ra xét xử và triệu tập những người tham gia tố tụng đến
tham gia phiên tòa.
2. Ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn thứ hai của quá
trình tố tụng dân sự. Đây là giai đoạn tố tụng dân sự quan trọng, trong đó,
Toà án xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, từ đó xác định được
đầy đủ nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Khi đã xác định được các đương sự trong vụ án, Toà án có thể yêu cầu họ
cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc bác lại yêu
cầu của đương sự khác…Nếu cần phải bổ sung chứng cứ thì Toà án sẽ
thu thập theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để hoàn thiện hồ sơ
vụ án. Việc thu thập, xác minh chứng cứ đầy đủ sẽ đảm bảo tính khách
quan, chính xác, bảo vệ đúng quyền và lợi ích hợp pháp của người bị vi
phạm. Nếu xác định thiếu đương sự trong vụ án sẽ ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời việc thu thập chứng cứ và giải
quyết vụ án sẽ thiếu toàn diện, thiếu chính xác. Trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, Tòa án sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét hồ
1

Đoàn Đức Lương, Thụ lý và chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam_Luận
văn thạc sỹ luật học
2
Nguyễn Thị Thuý Hoà, Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự _ Luận văn thạc sỹ luật học, 2010.

3

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày Tòa án vào số thụ lý vụ
án đến ngày Toà án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tùy theo
4


tính chất của từng loại vụ án mà thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định
khác nhau. Quy định này là sự kế thừa các quy định của pháp lệnh đã
được Nhà nước ta ban hành trước đây quy định về thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự, lao động và kinh tế như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động, Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế.
Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (BLTTDS),
thì tuỳ từng loại vụ án mà thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định khác
nhau, cụ thể như sau:
*Đối với các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình (được quy định tại
Điều 25 và Điều 27 BLTTDS) là 4 tháng, kể từ ngày thụ lý. Vì những vụ
án này thường có tính chất phức tạp nên nhà làm luật quy định thời hạn
chuẩn bị xét xử tương đối dài.
*Đối với những vụ án kinh doanh, thương mại và lao động (được
quy định tại Điều 29 và 31 BLTTDS) là 2 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
BLTTDS 2004 quy định như vậy là vì những vụ án trên phát sinh từ các
quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời.
*Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan
thì Chánh án TA có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử
nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy
định tại Điều 25 và Điều 27 BLTTDS và 1 tháng đối với vụ án kinh
doanh, thương mại và lao động quy định tại Điều 29 và Điều 31
BLTTDS.
Theo Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì “Những vụ án có tính chất phức

tạm đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra
xét xử. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét
xử, Toà án phải mở phiên tòa để xét xử vụ án, trong trường hợp có lý do
chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.
2. Các công việc chuẩn bị xét xử
Từ khi thu lý vụ án dân sự, Toà án chính thức xác nhận thẩm quyền
và trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vụ án dân sự. Nếu hòa giải
không thành, Toà án phải củng cố hoàn thiện hồ sơ vụ án để đưa vụ án ra
xét xử ở tại phiên tòa. Các hoạt động này của Toà án được gọi là chuẩn bị
xét xử. Các công việc chuẩn bị xét xử chủ yếu của Toà án bao gồm: phân
công Thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo việc thụ lý vụ án; lập hồ sơ
6


vụ án; quyết định đưa vụ án ra xét xử và triệu tập những người tham gia
tố tụng đến tham gia phiên tòa hoặc quyết định tạm đình chỉ hoặc đình
chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương
sự.
a. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
Vì Thẩm phán có vai trò đặc biệt quan trọng, cho nên, trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có thẩm quyền đã thụ lý vụ án phải
phân công một Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án.Việc phân công
này là cơ sở để Thẩm phán toàn tâm toàn ý với vụ án đã được giao, để
Thẩm phán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều
41 BLTTDS, đảm bảo giải quyết vụ án nhanh chóng, khách quan, đúng
pháp luật.
Theo quy định tại Điều 172 BLTTDS thì: “Trong thời hạn ba ngày
làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phân công một Thẩm
phán giải quyết vụ án.Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán
được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án

15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trong trường hợp cần gia hạn
thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu rõ
lý do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Toà án phải gia hạn nhưng
không quá 15 ngày nữa. Người được thông báo có quyền thể hiện quan
điểm của mình về yêu cầu của người khởi kiện trước Toà án là đồng ý
hay bác bỏ yêu cầu này; có quyền yêu cầu Toà án cho xem, sao chụp đơn
khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối
với yêu cầu của người khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo, theo
Điều 176 BLTTDS bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.
Đây là trường hợp bị đơn kiện lại đối với nguyên đơn, vì vậy Toà án có
thể xem xét để giải quyết trong cùng một vụ án để sớm kết thúc việc giải
quyết tranh chấp. Tuy vậy, theo Điều luật này thì yêu cầu phản tố của
nguyên đơn chỉ được Toà án chấp nhận trong các trường hợp sau đây:
+ Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn;
+ Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một
phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;

8


+ Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với
nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải
quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Quy định tại Điều 176 BLTTDS nói trên được hướng dẫn tại Khoản 11
Mục II NQ 02/2006 như sau:
+ Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, nếu yêu
cầu đó độc lập, không cùng về yêu cầu mà nguyên đơn yêu cầu Toà án
giải quyết. Trường hợp bị đơn có yêu cầu cùng về yêu cầu của nguyên
đơn (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hoặc

dân sự được nhanh chóng triệt để, tránh được việc TA phải mở phiên tòa
riêng để giải quyết yêu cầu đó trong một vụ án khác.
c. Lập hồ sơ vụ án dân sự
Để lập hồ sơ vụ án, căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện,
TA xác định các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án yêu cầu các
đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện cung cấp. Khi nhận được
các chứng cứ, tài liệu do các đương sự, cá nhân, cơ quan, tô chức cung
cấp, TA phải đưa chúng vào hồ sơ vụ án. Thủ tục giao nhận các chứng cứ
tài liệu phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 84 BLTTDS.
Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án phải được sắp xếp theo thứ tự nhất định
để thuận tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng và phải có danh mục ghi lại
các tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Trong tố tụng dân sự, các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy vậy, trong những trường hợp
đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ để cung cấp cho TA
và có yêu cầu thì TA có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ do
pháp luật quy định để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được
đúng đắn. Việc thu thập chứng cứ của TA được thực hiện theo quy định
tại các điều, từ Điều 85 đến 94 BLTTDS.
d. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
Khi việc hòa giải vụ án không đạt được kết quả và không có căn cứ để
tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì Toà án phải ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm
quyền ra quyết định này. Quyết định này phải có các nội dung theo quy
định tại khoản 1 Điều 195 BLTTDS và phải gửi cho các đương sự, Viện
kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định. Trong trường hợp Viện
10


kiểm sát tham gia phiên tòa đối với những vụ án do TA thu thập chứng

11


các bản án, các quyết định bị hủy, sửa cũng giảm dần qua các năm. Bên
cạnh đó, do Tòa án làm tốt công tác hòa giải trong quá trình giải quyết
các vụ việc dân sự nên các vụ việc dân sự được hòa giải thành đạt tỉ lệ
khá cao. Năm 2008, tỉ lệ hòa giải thành đạt 44%, năm 2009 tỉ lệ là 45%
tăng 0.5% so với 2008.
Kết quả trên cho thấy Tòa án đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ giải
quyết các vụ án, trong đó công tác chuẩn bị xét xử đóng vai trò không
nhỏ, việc chấp hành quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử được tòa án
thực hiện khá nghiêm túc, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế
như: xác định sai quan hệ pháp luật có tranh chấp dẫn đến việc áp dụng
pháp luật để giải quyết vụ án không chính xác; xác định sai tư cách người
tham gia tố tụng, hoặc bỏ sót người tham gia tố tụng; công tác chuẩn bị
xét xử không chu đáo nên không đưa được quyết định đưa vụ án ra xét
xử; nhiều phiên tòa chuẩn bị cơ sở vật chất chưa tốt nên không đạt được
kết quả như mong muốn, thậm chí phải hoãn phiên tòa…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến một số lý do sau:
a. Quy định pháp luật tố tụng dân sự về chuẩn bị xét xử còn một
số hạn chế
+ Chưa có quy định về chế tài đối với cơ quan, tổ chức cá nhân từ
chối cung cấp tài liệu, chứng có có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Mặc dù, Điều 5 BLTTDS quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm cung cấp chứng cứ cho đương sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy,
không phải lúc nào việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp
chứng cứ của đương sự cũng được thực hiện.
+ Theo quy định của BLTTDS hiện nay, việc giao nộp chứng cứ có
thể được thực hiện bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, không quy
định về thời hạn giao nộp chứng cứ của các đương sự. Có ý kiến cho rằng

và biết về danh mục các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Các đương sự
không có quyền yêu cầu trao đổi chứng cứ nữa và các vấn đề khác trước
khi ấn định ngày mở phiên tòa. Phiên họp sơ bộ sẽ giúp cho Thẩm phán
xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, các đương sự chốt lại chứng cứ đã biết
của các bên để chuẩn bị cho quá trình tranh luận tại phiên tòa một cách
có hiệu quả.
+ Về thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án thương mại, có ý
kiến cho rằng quy định như hiện nay có phần cứng nhắc và áp đặt3. Thực
3

Báo cáo tổng kết 5 năm của ngành Toà án.

13


tiễn xét xử cho thấy các Tòa án thường không thể đạt được yêu cầu này.
Vì vậy, cần sửa đổi bổ sung.
b. Về tổ chức và cán bộ của toà án
Số lượng các vụ án dân sự mà ngành Toà án phải giải quyết ngày càng
nhiều trong khi nguồn tuyển cán bộ và bổ nhiệm Thẩm phán ở nhiều địa
phương còn thiếu tạo áp lực lớn trong công tác. Trong những năm qua, số
lượng các loại án gia tăng mỗi năm khoảng 15%, một thẩm phán xét xử 5
vụ/tháng; nhưng do thiếu cán bộ nên toà án ở một số địa phương bị quá
tải dẫn đến số lượng các vụ án tồn đọng không được giải quyết dứt điểm,
có thẩm phán phải giải quyết đến 10 vụ/ tháng – điều này đã dẫn đến
những sai sót không đáng có về nghiệp vụ 4. Bên cạnh đó, tinh thần trách
nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ công
chức Toà án chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện
nay, một số cán bộ còn chưa vững vàng về bản lĩnh chính trị nghề
nghiệp, còn thiếu ý thức rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức, vi phạm

phương tiện đảm bảo hoạt động tố tụng…Một số Toà án vẫn phải thuê
hoặc mượn trụ sở làm việc như TAND tỉnh Lai Châu, Hậu Giang. Tình
trạng thiếu máy vi tính, máy phô tô, máy fax…còn nhiều
2
. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuẩn
bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
a) Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chuẩn bị
xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
+ Bổ sung điều luật về phiên họp sơ bộ
Trong Chương XIII, phần thứ hai quy định về hòa giải và chuẩn bị
xét xử sơ thẩm bổ sung điều luật mới: “ Điều...Phiên họp sơ bộ. Thẩm
phán tổ chức phiên họp sơ bộ. Thành phần phiên họp gồm Thẩm phán
chủ trì, các đương sự, tại phiên họp Thẩm phán thông báo quá trình
chuẩn bị xét xử sơ thẩm, chốt lại các yêu cầu của đương sự, chốt lại các
chứng cứ do các bên cung cấp. Trong phiên họp các đương sự có quyền
phát biểu, trao đổi các ý kiến sẽ tranh luận tại phiên tòa” để Thẩm phán
dự liệu được các khả năng thực tế có thể xảy ra tại phiên tòa.
+ Bổ sung điều luật về trách nhiệm thông báo tài liệu, chứng cứ
trong hồ sơ vụ án.
Cần quy định Tòa án có trách nhiệm phải thông báo cho các bên
đương sự các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để các đương sự biết
để có thể yêu cầu được sao chụp, nghiên cứu chuẩn bị cho tranh tụng tại
phiên tòa.
+ Bổ sung điều luật về thời điểm cụ thể giao nộp chứng cứ của các
đương sự.
15


Một số Tòa án đề xuất bổ sung quy định về thời gian giao nộp chứng cứ
do Thẩm phán được phân công ấn định nhưng không được vượt quá thời


+ Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ
trong ngành tòa án, viện kiểm sát nhằm hạn chế tình trạng tiêu cực, nâng
cao chất lượng giải quyết vụ án.
+ Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho các tòa
án giúp cho tòa án có những điều kiện tốt hơn trong công tác chuẩn bị xét
xử.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật nhằm
nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động
chuẩn bị xét xửu của tòa án được tiến hành thuận lợi hơn.
KẾT LUẬN
Cùng với nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng thì các tranh chấp dân sự phát sinh càng nhiều với tính chất
đa dạng và phức tạp. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên,
cũng như tạo điều kiện ổn định phát triển kinh tế, xã hội; các tranh chấp
đó cần được giải quyết kịp thời, đúng đắn. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung
BLTTDS và tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động tư pháp nói chung và hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm nói riêng là
điều cần thiết để đảm bảo lợi ích của mỗi cá nhân,bảo vệ lợi ích quốc gia
trong quá trình hội nhập, kế thừa các quy định của hệ thống pháp luật
hiện hành và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đầy
đủ và hiệu quả của hệ thống pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status