NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ tác PHẨM văn học SANG điện ẢNH NHÌN từ PHƯƠNG DIỆN cốt TRUYỆN và NHÂN vật (QUA TRĂNG nơi đáy GIẾNG, CÁNH ĐỒNG bất tận) - Pdf 36

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
----------------------------

TRN THI DUNG

NGHệ THUậT CHUYểN THể TáC PHẩM VĂN HọC SANG
ĐIệN ảNH NHìN Từ PHƯƠNG DIệN CốT TRUYệN Và NHÂN VậT
(QUA TRĂNG NƠI ĐáY GIếNG, CáNH ĐồNG BấT TậN)

LUN VN THC S
Chuyờn ngnh: Ly luõn Lich s v Phờ binh iờn anh Truyờn hinh

H Ni - 2016


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
----------------------------

TRN THI DUNG

NGHệ THUậT CHUYểN THể TáC PHẩM VĂN HọC SANG
ĐIệN ảNH NHìN Từ PHƯƠNG DIệN CốT TRUYệN Và NHÂN VậT
(QUA TRĂNG NƠI ĐáY GIếNG, CáNH ĐồNG BấT TậN)

Lun vn Thc s chuyờn ngnh Ly lun Lich s v Phờ binh iờn anh Truyờn hinh

Mó s: 60210231

Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS Ly Hoi Thu

suốt quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Học viên

Trần Thị Dung


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................5
3. Lịch sử vấn đề................................................................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................11
6. Đóng góp mới của luận văn.........................................................................................................12
7. Cấu trúc của luận văn..................................................................................................................13

1


MỞ ĐẦU

2


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhà nghiên cứu phê bình điện ảnh Timothy Corrigan đã từng nhận
xét về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh như sau: “Lịch sử quan hệ giữa
phim ảnh và văn chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ
thuộc lẫn nhau.” Quả đúng thế, ngay từ khi điện ảnh ra đời (từ cuối thế kỷ 19),
văn chương và điện ảnh vẫn luôn song hành cùng nhau trong toà lâu đài nghệ

biệt là cốt truyện và nhân vật để nghiên cứu vấn đề chuyển thể tác phẩm văn
học sang tác phẩm điện ảnh là cần thiết khi muốn nhìn nhận lại giá trị của
những tác phẩm này một cách đầy đủ và công bằng nhất.
1.3. Mặt khác, người viết với niềm yêu thích văn chương và điện ảnh
mong muốn khám phá sâu hơn vào địa hạt của hai lĩnh vực này, bổ sung cho
mình cũng như những người yêu văn chương và điện ảnh có thêm những kiến
thức quý báu, phát hiện ra vẻ đẹp bí ẩn đằng sau “tảng băng trôi” của mỗi tác
phẩm văn học và điện ảnh. Đồng thời cũng mong muốn tìm ra bí quyết để
một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học sang một tác phẩm điện ảnh có
thể thành công từ góc nhìn cốt truyện và nhân vật.

4


Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật chuyển thể tác
phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua
Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận)” cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện tượng chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh là để tài không
mới, tuy nhiên mỗi nhà nghiên cứu lại có một góc nhìn khác nhau về vấn đề
này. Người viết thiết nghĩ đem một vấn đề đã cũ ra để mổ xẻ, bàn bạc lại có lẽ
không tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Nhưng thiết nghĩ, việc đặt lại vấn đề
chuyển thể ở một góc nhìn cụ thể, đi sâu vào nội dung chi tiết của hiện tượng
chuyển thể là cần thiết trong thời buổi hiện nay. Nghiên cứu hiện tượng đó trên
hai phương diện cốt truyện và nhân vật, tức là đi vào cốt lõi của vấn đề chuyển
thể, khai thác công cụ để bất kì một nhà văn cũng như nhà làm phim nào muốn
xây dựng một bộ phim thành công đều cần đến, người viết mong muốn có một
phương thức khái quát nhất cho những người làm phim chuyển thể hay nghiên
cứu về phim chuyển thể khai thác cái hay, cái đặc sắc của truyện – phim. Bởi
vậy, đề tài không hướng đến những điều cao xa như mối quan hệ giữa văn học

khẳng định: bên cạnh quá trình điện ảnh hấp thụ và cải tiến những kinh nghiệm
nghệ thuật của văn học, một hiện tượng không kém phần quan trọng là tác động
ngược lại rất to lớn của điện ảnh đối với văn học. Nghiên cứu về mối quan hệ này,
cuốn Văn học với điện ảnh (Mai Hồng dịch, NXB Văn học, 1961) là cuốn sách
tập hợp những bài giảng của M.Rôm, I. Khây-phít-xơ, E. Ga-bơ-ri-lô-vi-trư đã
đưa ra mấy đặc trưng quan trọng trong việc viết truyện phim, đặc điểm thành phần
văn xuôi trong truyện phim… nhằm “nâng cao tác dụng của văn học trong điện
ảnh, để sáng tạo những truyện phim và những bộ phim kiểu mới thể hiện đời sống
vô cùng phong phú một cách chân thực”. Cuốn sách mới chỉ dừng lại ở mặt gợi
mở cho những nhà làm phim khi chuyển thể từ tác phẩm văn học chứ chưa chỉ ra
một cách có hệ thống và chuyên sâu mối quan hệ giữa văn học với điện ảnh.
Gần đây, cuốn Dẫn luận và nghiên cứu “Điện ảnh và văn học”
(Timothy Corrigan) đã chỉ ra khá nhiều điểm đồng thuận cũng như khác biệt
6


giữa văn học và điện ảnh trên cơ sở tái hiện một loạt giai đoạn lịch sử, các
phong tục văn hoá và phương pháp phê bình. Phần một phác hoạ những khác
biệt và động lực lịch sử hình thành nên chủ đề, nhấn mạnh những đặc thù và
di sản theo sau cuộc tranh luận trong suốt những năm 1990. Phần hai, tác giả
trình bày về những khái niệm chủ đạo mà văn học và điện ảnh chia sẻ, cái
thường tạo nên đặc thù của mỗi chuyên ngành. Phần ba là trọng tâm cuốn
sách, đem đến những tuyên bố chủ đạo về mối quan hệ giữa điện ảnh và văn
chương đã xuất hiện. Nhờ vậy, người nghiên cứu có được cái nhìn tổng quan
nhất về mối quan hệ của hai loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên, xét về góc
độ cốt truyện và nhân vật có ý nghĩa như thế nào trong việc chuyển thể dường
như vẫn chưa được người viết chú trọng.
Hai cuốn sách cho thấy lịch sử của hai ngành nghệ thuật này, đặc trưng
của văn học và điện ảnh: chủ đề, tự sự và những yếu tố phong cách… thiên về
tìm hiểu phim chứ không chuyên sâu về mối quan hệ chuyển thể và phương

của văn học với điện ảnh qua việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác
phẩm điện ảnh chứ chưa đi vào những phân tích cụ thể ảnh hưởng ở điểm
nào, tác động như thế nào đến điện ảnh và có tác dụng ra sao.
3.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn
học sang điện ảnh từ góc nhìn tự sự.
Không chỉ đến ngày hôm nay, khi những bộ phim chuyển thể ngày càng
trở nên gần gũi với khán giả, các nhà làm phim mới chú ý đến việc chuyển thể
tác phẩm văn học sang điện ảnh. Ngay từ những ngày đầu văn học – điện ảnh
đã có mối quan hệ đặc biệt gắn bó, tuy nhiên việc nghiên cứu một cách bài
bản, có hệ thống về việc chuyển thể này thì chưa có nhiều công trình.
Cuốn “Bàn về cải biên tiểu thuyết thành phim” (Hạ Diễn – Mao Thuẫn –
Dương Thiên-Hỉ, NXB Văn hoá – nghệ thuật, 1964) là cuốn sách nói về vấn
đề cải biên khá sớm giữa văn học – điện ảnh. Tuy nhiên, người viết ở đây lại
đứng trên góc nhìn khách quan để tổng hợp các ý kiến khác nhau xung quanh
việc đánh giá giá trị của việc cải biên tác phẩm chỉ trong vài trang ít ỏi.
Trên cơ sở của mối quan hệ văn học – điện ảnh cùng với sự thành công
của một số phim chuyển thể và tác động sâu rộng của chuyển thể nên đã có
một số chuyên luận nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam như:
Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo: Liên văn bản trong văn chương và điện ảnh
của nhà nghiên cứu Nguyễn Nam.
Về quá trình chuyển thể tiểu thuyết thành phim (qua tác phẩm Triệu phú
ổ chuột) của Phạm Ngọc Hiến.
Luận án tiến sỹ Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh (Khảo sát
việc chuyển thể truyện văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn
học và điện ảnh Việt Nam) của tác giả Phan Bích Thuỷ – ĐH Sư phạm TP Hồ
Chí Minh năm 2012 đã đề cập một cách khá căn bản và chi tiết về mối quan
hệ giữa văn học – điện ảnh, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của
8



vực nghiên cứu điện ảnh, giao tiếp, phương tiện truyền thông, nghiên cứu văn
hoá” [19, tr.11]. Cũng nhờ lý thuyết tự sự học, chúng tôi có thêm nhiều kiến
thức và có ý thức so sánh giữa các ngành nghệ thuật, đó chính là yếu tố căn
cốt, là phương tiện quan trọng để chúng tôi tìm hiểu những điểm tương đồng
và khác biệt giữa hai loại hình tự sự trên và phát hiện, lý giải được quá trình
chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh là một phạm trù khá phức tạp,
rộng lớn. Hơn nữa, việc chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh là công
việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, nghiên cứu vấn đề này một cách chung
đã có khá nhiều công trình đề cập đến. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết tự sự
học hiện đại, người viết không có tham vọng muốn tìm hiểu tất cả về cấu trúc
tự sự, kết cấu của tầng bậc trần thuật, mô hình trần thuật, ngôn ngữ tự sự, loại
hình cốt truyện… Vì vậy, trong khả năng của mình, người viết luận văn chỉ
nghiên cứu nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh từ phương
diện cốt truyện và nhân vật là đối tượng nghiên cứu chính. Để làm rõ nội
dung của hai đối tượng trên, người viết khảo sát qua hai trường hợp:
-

Chuyển thể truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của nhà văn Trần

Thuỳ Mai thành bộ phim cùng tên (chuyển thể kịch bản: Châu Thổ, đạo diễn:
Nguyễn Vinh Sơn).
-

Chuyển thể truyện ngắn Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn

Ngọc Tư thành bộ phim cùng tên (chuyển thể kịch bản: Nguỵ Ngữ, đạo diễn:
Nguyễn Phan Quang Bình).


Phương pháp liên ngành là nhu cầu, là thuộc tính của mọi khoa học

xã hội và nhân văn. Chính vì thế, người viết cũng không thể bỏ qua phương
pháp này trong nghiên cứu luận văn. Vận dụng các nghiên cứu trong lĩnh vực
lịch sử, văn học, văn hoá, điện ảnh… đã giúp người viết có nhiều kiến thức để
khai thác, đào sâu và làm phong phú, toàn diện cho đề tài của mình.
11


-

Phương pháp phân tích tổng hợp được vận dụng triệt để trong khai

thác tài liệu liên quan đến nội dung luận văn. Từ việc phân tích những nghiên
cứu về nhân vật và cốt truyện trong văn học và điện ảnh, người viết tổng hợp
và đưa ra những ý kiến đánh giá riêng về việc chuyển thể tác phẩm văn học
sang tác phẩm điện ảnh trên hai phương diện đó.
-

Phương pháp so sánh, đối chiếu là phương pháp không thể thiếu khi

nhìn nhận, đánh giá giữa tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh trên bình
diện nhân vật và cốt truyện. Việc vận dụng phương pháp này giúp luận văn có
cái nhìn thấu đáo, sâu sắc khi phân tích tác phẩm gốc và tác phẩm chuyển thể.
-

Thao tác thống kê, phân loại được sử dụng linh hoạt trong từng luận

điểm của luận văn, nhất là khi chỉ ra các khía cạnh khác biệt trong tác phẩm văn

từ cốt truyện.
Chương 3: : Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh
nhìn từ nhân vật.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TỰ SỰ VÀ HIỆN TƯỢNG
CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM
1.1. Giới thuyết về tự sự học và chuyển thể tác phẩm
Tự sự học (Narratology) đến nay không còn là một ngành nghiên cứu
mới mẻ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ngọn nguồn của truyền thống lí
luận tự sự phương Tây có thể truy đến tận cùng từ thời Platon và Aristotle
nhưng phải đến khi Tezvetan Todorov, một trong những đại biểu lớn của Cấu
trúc luận Pháp xuất bản Ngữ pháp Câu chuyện mười ngày (1969), ngành
nghiên cứu này mới chính thức có danh xưng Tự sự học và trở thành một
ngành nghiên cứu có tính độc lập vì nội hàm văn hoá của nó. Ông định nghĩa:
“Tự sự học là lí luận về cấu trúc của tự sự. Để phát hiện cấu trúc và miêu tả
cấu trúc ấy, người nghiên cứu tự sự đem hiện tượng tự sự chia thành các bộ

13


phận hợp thành, sau đó cố gắng xác định chức năng và mối quan hệ qua lại
của chúng” (Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày”).
Tự sự học là bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng vì “nghiên
cứu tự sự học phải liên kết với ngôn ngữ học, sử học, nhân loại học. Tự sự
học không đóng khung trong tiểu thuyết mà vận dụng cả vào các hình thức
“tự sự” khác, như tôn giáo, lịch sử, điện ảnh, khoa học, triết học, chính trị. Nó
là một ngành văn hoá, bởi vì các hình thức tự sự khác nhau có thể có chung
với nhau những nguyên tắc siêu tự sự.” [19, tr. 12]. Cho đến ngày nay, tự sự
học đã trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài với cuộc đấu tranh của
nhiều trường phái. Kể từ khi tự sự học hiện đại manh nha hình thành từ cuối

lại tự sự học phân biệt rõ giữa việc kể “cái gì” và “kể như thế nào”. Chính
những nghiên cứu này đã cho thấy: sự phức tạp của cấu trúc tự sự; vấn đề ý
thức của chủ thể tự sự; kết cấu của tầng bậc trần thuật, loại hình cốt truyện…
Hơn nữa, nghiên cứu tự sự học còn có ý nghĩa văn hoá rộng lớn vì tự sự học
giúp hiểu rõ hơn mọi hình thức tự sự, nghệ thuật và phi nghệ thuật. Những
điều này là cơ sở lý luận để chúng tôi khám phá việc chuyển thể tác phẩm văn
học sang điện ảnh qua lăng kính tự sự ở hai góc nhìn: cốt truyện và nhân vật,
để thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt, kế thừa và cách tân ở hai loại
hình tự sự này.
Liên văn bản (Intertextuality) là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu
trong nhiều ngành nghệ thuật sử dụng để nói về mối quan hệ qua lại, tác động
của những tác phẩm nghệ thuật. Một cách khái quát, người ta chia làm hai
loại liên văn bản: kinh điển và hậu hiện đại. Theo quan điểm kinh điển được
biểu hiện bởi sự liên hệ trực tiếp giữa văn bản này với văn bản khác (thiên về
hình thức). Ví như việc sử dụng chú thích trong các bài nghiên cứu Truyện
Kiều lấy các sự kiện, hình ảnh nào; hoặc như việc ghi rõ nguồn tài liệu gốc
trong các bài nghiên cứu khoa học nói chung và văn học nói riêng. Nếu nhìn ở
góc độ này, liên văn bản bị bó hẹp cực kỳ trong nội dung và hình thức vận

15


dụng, đó chẳng khác gì người sau chỉ làm công việc vay mượn sao chép chứ
không có tính sáng tạo khi vận dụng. Cho đến những nhà nghiên cứu lý luận
hậu hiện đại, đại diện tiêu biểu là Jacques Derrida, Roland Barthes và Julia
Kristeva – những lý thuyết gia tiên phong trong trào lưu giải cấu trúc và phê
bình hậu hiện đại đã chỉ ra mỗi văn bản không chỉ tồn tại trong câu chữ hay tác
phẩm văn học đó, mỗi văn bản khi đã bắt đầu, nhờ tính chất liên văn bản sẽ tạo
ra một chuỗi dây chuyền để làm nên nhiều văn bản khác. Khái niệm này trong
văn học về cơ bản có thể hiểu: chiều ngang (chủ thể – người tiếp nhận) và

đêm… cho đến những câu chuyện chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả trong
truyện cổ tích của anh em nhà Grim, truyện cổ Andersen hay những tác phẩm
văn học kinh điển thế kỷ 18 đến nay cũng trở thành nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá đối với điện ảnh. Khán giả không thể quên Chiến tranh và hoà bình (Lev
Nikolayevich Tolstoy, 1865), Kiêu hãnh và định kiến (Jan Austen, 1813), Cuốn
theo chiều gió (Margaret Mitchell, 1936), Bố già (Mario Puzo, 1969), Giết con
chim nhại (Harper Lee, 1960), Bay trên tổ chim cúc cu (Ken Kesey,1962)… Hay
đạo diễn nước láng giềng Trung Hoa cũng sớm khai thác cánh đồng văn học vô
tận của dân tộc để tạo nên những bộ phim kinh điển từ Tam Quốc diễn nghĩa (La
Quán Trung), Thuỷ Hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu
mộng (Tào Tuyết Cần)… Về sau, sự xuất hiện của nhà văn Kim Dung – cây bút
tiểu thuyết kiếm hiệp xuất sắc đã tạo dựng mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm
phim khai thác như: Thần điêu đại hiệp, Lộc đỉnh ký, Anh hùng xạ điêu, Tiếu
ngạo giang hồ, Ỷ thiên đồ long ký… Gần đây, những tác phẩm văn học hiện đại
sau khi được độc giả đón nhận nồng nhiệt dường như cũng gây sự chú ý của nhà
làm phim, và chẳng bao lâu, những bộ phim bom tấn hút khách lại được sản sinh
ra từ những tác phẩm best-seller như: bộ truyện Harry Potter (J.K.Rowling, xuất
bản từ 1997 đến 2007), bộ phim Life of Pi (Jann Martel), bộ tiểu thuyết năm
phần The Twilight Saga (Chạng vạng, Trăng non, Nhật thực, Hừng đông I&II)
của nữ nhà văn Anh Stephenie Meyer…

17


Điện ảnh Việt Nam cũng không nằm ngoài sức hút của điện ảnh thế giới.
Chẳng bao lâu ngay sau khi điện ảnh được du nhập vào Việt Nam là xuất hiện
ngay mối tương tác giữa văn học và điện ảnh. Trong các bộ phim đầu tiên của
nước ta sản xuất vào những năm 20 của thế kỷ trước như Kim Vân Kiều
(1923) do công ty Chiếu bóng Đông Dương thực hiện cũng được chuyển thể
từ Truyện Kiều nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du. Những sự gắn bó, giao

Đến 1980, chị Dậu (Lê Vân) trong bộ phim cùng tên được chuyển thể từ tiểu
thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố và những nhân vật như Chí Phèo
(Bùi Cường), Thị Nở (Đức Lưu), thầy giáo Thứ (Hữu Mười), Lão Hạc (Kim
Lân)… cũng in dấu trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy (1983) được chuyển
thể từ nhiều truyện ngắn của nhà văn Nam Cao như Chí Phèo, Lão Hạc,
Sống mòn đã đem đến nhiều giải thưởng cao quý và được đánh giá là đạo
diễn hàng đầu của nên điện ảnh cách mạng Việt Nam cho đạo diễn – nghệ sĩ
nhân dân Phạm Văn Khoa. Thật thiếu sót nếu nhìn lại chặng đường điện ảnh
nước nhà đã qua đi mà không nhắc đến những bộ phim cũng chuyển thể từ
tác phẩm văn học khác như: Ván bài lật ngửa (gồm 8 tập được thực hiện từ
1982 đến 1987: Đứa con nuôi vị giám mục, Quân cờ di động, Phát súng trên
cao nguyên, Cơn hồng thuỷ và bản tango số 3, Trời xanh qua kẽ lá, Lời cảnh
cáo cuối cùng, Cao áp và nước lũ, Vòng hoa trước mộ được chuyển thể từ
tiểu thuyết tình báo cùng tên của nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý), Đêm
hội Long Trì (1989) được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy
Tưởng, Tướng về hưu (1988) và Những người thợ xẻ (1998) được chuyển thể
từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Người đi tìm dĩ
vãng (1992) được chuyển thể từ tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của nhà văn Chu
Lai, Đời cát (1999) chuyển thể từ truyện ngắn Ba người trên sân ga của nhà
văn Hữu Phương, Đất và người (2002) chuyển thể từ tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, Thời xa vắng (2004)
chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lê Lựu, Mê thảo – Thời vang

19


bóng (2003) chuyển thể từ tác phẩm Chùa đàn của Nguyễn Tuân, Mùa len
trâu (2004) dựa trên hai truyện ngắn: Một cuộc bể dâu và Mùa len trâu của
nhà văn Sơn Nam, Chuyện của Pao (2007) chuyển thể từ truyện ngắn Tiếng
đàn môi bên bờ rào đá của nhà văn Đỗ Bích Thuý, Trăng nơi đáy giếng

Jane Wilde Hawking, Whiplash – Damien Chazelle, chuyển thể từ phim ngắn
cùng tên của anh. Trong lễ trao giải Oscar lần thứ 88 gần đây nhất, bộ phim The
Big Short – Adam McKay và Charles Randolph được chuyển thể từ tác phẩm
cùng tên của Michael Lewiss, phim Room – Emma Donoghua được chuyển thể
từ kịch bản gốc Room của Emma Donoghue… đều là những bộ phim được đề cử
giành giải thưởng lớn trong lễ trao giải Oscar. Chính sức hấp dẫn và tác động của
văn học đã khiến không chỉ người làm phim mà báo giới đều quan tâm đến
những bộ phim chuyển thể, tờ Celeb bình chọn “10 bộ phim xuất sắc nhất
chuyển thể từ tác phẩm văn học”; trang Premiere tổng hợp “Top 10 bộ phim hay
hơn sách”, tạp chí Mỹ Forbes cũng công bố “những bộ phim có doanh thu cao
nhất mọi thời đại (tại thị trường Mỹ) được chuyển thể từ các cuốn sách bán chạy
nhất”…
Những con số và sự kiện trên đã phần nào cho thấy mảnh đất văn học và
điện ảnh dường như đi gần nhau hơn, điện ảnh vừa “chịu ơn” văn học nhưng
đồng thời cũng mở rộng biên độ cho văn học, giúp văn học thăng hoa hơn.
Các nhà làm phim cả trong và ngoài nước sẽ thật khó lòng bỏ qua những
cuốn sách best-seller để đánh vào thị hiếu và tâm lý công chúng, đồng thời
cũng giúp văn học đến gần hơn với mọi người. Cho nên, mặc dù đã có
không ít những nghiên cứu về mối quan hệ của hai ngành nghệ thuật này
nhưng vẫn còn rất nhiều miền đất hứa để người viết tiếp tục khơi sâu, nghiên
cứu nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh từ góc nhìn cốt
truyện và nhân vật.
Vận dụng những kiến thức của liên văn bản và cải biên, người viết
muốn đề cập đến vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh

21



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status